Theo một báo cáo được công bố gần đây của Trung Quốc, mức tăng trưởng của nền kinh tế này đang có một số dấu hiệu tích cực vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia.
Theo một báo cáo được công bố gần đây của Trung Quốc, mức tăng trưởng của nền kinh tế này đang có một số dấu hiệu tích cực vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng 5,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1-2/2022. Hoạt động sản xuất công nghiệp tăng 4,2% trong cùng giai đoạn, cao hơn 0,5% so với dự báo của giới chuyên gia.
Bên cạnh đó, doanh số bán hàng ăn uống tháng 8 cũng ghi nhận sự phục hồi sau đà giảm do Covid-19 gây ra khi tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán ô tô và các loại thực phẩm cũng tăng đáng kể.
Có thể nói, trong các dữ liệu được công bố, doanh số bán lẻ là khiến mọi người bất ngờ nhất bởi mức tăng vọt của lĩnh vực này.
Doanh số bán hàng hóa trực tuyến nhảy vọt lên ngưỡng 12,8% trong tháng 8 so với một năm trước, vượt mức tăng 10,1% trong tháng 7 vừa qua.
Tương tự, đầu tư tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm tăng 5,8%. Đầu tư vào hoạt động sản xuất tăng 10% so với tháng 8/2021.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tháng 8 đã giảm xuống từ mức cao nhất trong hai năm qua và hiện ở mốc 2,5%.
Xem thêm: Thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ tăng kỷ lục?
Trái ngược với các thông tin tích cực trên, đầu tư bất động sản giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức giảm 5,2% trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi giảm xuống 18,7% trong tháng 8. Con số này vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đô thị, đạt 5,3%.
Hơn nữa, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu cải thiện. Công ty phát triển bất động sản Country Garden trước đó nhận định, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang “ở giữa một cuộc suy thoái nghiêm trọng”.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay: “Về tổng thể, nền kinh tế đang thể hiện sức chống chịu tốt đối với tác động của một loạt các yếu tố tiêu cực, nỗ lực duy trì khả năng phục hồi và tăng trưởng với một loạt các dữ liệu kinh tế khả quan. Tuy nhiên, chúng ta nên ý thức được rằng môi trường kinh tế toàn cầu hết sức phức tạp ở thời điểm hiện tại và nền móng của sự phục hồi chưa quá vững chắc”.
Nhiều khu vực tại Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng nắng nóng nghiêm trọng, gây ra tình trạng thiếu hụt điện năng dùng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Nắng nóng ở châu Âu khiến người nông dân “ngồi trên lửa đốt”