Các vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao và xung đột Nga - Ukraine đã kìm hãm các đợt IPO cũng như các thương vụ kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng.
Các vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao và xung đột Nga - Ukraine đã kìm hãm các đợt IPO cũng như các thương vụ kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng.
Trái ngược với năm ngoái - một năm đầy bùng nổ ngành tiêu dùng và bán lẻ khi một loạt các thương hiệu tiến hành thương vụ mua lại cũng như IPO. Cụ thể, Levi Strauss & Co mua Beyond Yoga, Wolverine World Wide mua Sweaty Betty và Crocs mua Hey Dude. Một số hãng bán lẻ như Allbirds, Warby Parker, On Running, Lulu’s, Brilliant Earth, ThredUp, Rent the Runway và AKA Brands phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Đối với năm 2022, trong một báo cáo được công bố hôm nay, công ty KPMG cho biết, tổng số giao dịch trong ngành nghề tiêu dùng và bán lẻ của quý đầu tiên đã giảm 31,9% so với giai đoạn trước.
Kevin Martin, người đứng đầu bộ phận Bán lẻ và Tiêu dùng Mỹ của KPMG cho nhận đinh, vào đầu năm nay, ngành công nghiệp tiêu dùng và bán lẻ đã sẵn sàng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng liên tục trong các giao dịch và đợt chào bán công khai lần đầu.
Tuy nhiên, tình hình thị trường chứng khoán đầy biến động và sự không chắc chắn về chi tiêu tiêu dùng trong thời gian gần đây đã khiến các nhà điều hành và nhà đầu tư tạm hoãn các kế hoạch trên.
Ngoài ra, Martin nhận thấy nhiều thương hiệu tiêu dùng, nhà bán lẻ và các công ty cổ phần khu vực tư nhân đặt mục tiêu kinh doanh lớn vào năm 2023. Đồng thời, ông cũng hy vọng danh mục dành cho vật nuôi bao gồm các nhà sản xuất thức ăn cho vật nuôi sẽ trở thành tâm điểm cùng lĩnh vực rượu
Trong khi đó, áp lực về việc bán lại một phần lĩnh vực kinh doanh đang đè nặng lên một số nhà bán lẻ. Ví dụ, nhà bán lẻ hàng gia dụng Bed Bath & Beyond đang cân nhắc các đề nghị xoay quanh việc nhường quyền kinh doanh cho BuyBuy Baby.
Xem thêm: Giá xăng dầu, giá gas đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ và tiêu dùng được cho là đang theo đuổi IPO bao gồm: StockX - sàn giao dịch trực tuyến chuyên bán giày, hãng sản xuất sữa chua Chobani, sàn thương mại điện tử Zazzle và thương hiệu nội thất Serena & Lily. Song song đó, L Catterton - công ty cổ phần tư nhân tập trung vào người tiêu dùng lớn nhất toàn cầu cũng được cho là đang xem xét tiến hành IPO.
Hiện các doanh nghiệp kể trên chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này.
Kevin Martin nói: “Không rõ khả năng thu nhập hoặc tiết kiệm của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu khi giá cả có thể tăng cao hơn trong tương lai. Chính vì lẽ đó, rất nhiều công ty thực phẩm và đồ uống tiêu dùng lớn đang và sẽ tìm cách bán hoặc mua nhãn hiệu riêng nhằm cung cấp cho người mua sắm các lựa chọn ít tốn kém hơn tại các cửa hàng tạp hóa”.
Ông nói thêm, cơ hội để gia tăng số lượng thương vụ trong ngành nghề này là cần giải quyết các vấn đề xoay quanh chuỗi cung ứng bởi nhiều doanh nghiệp vẫn phải đang vật lộn với chi phí vận chuyển cao ngất ngưởng do các lô hàng đều bị trì hoãn ở các cảng, kho bãi quốc tế.
Đặc biệt, người đứng đầu bộ phận Bán lẻ và Tiêu dùng Mỹ của KPMG chia sẻ: “Việc xây dựng thêm các kho bãi tại địa phương có thể sẽ thúc đẩy hoạt động M&A, từ đó các doanh nghiệp có thể tăng tốc kinh doanh trong những quý tới của 2022”.
Theo xu hướng này, năm ngoái, nhà bán lẻ quần áo American Eagle Outfitters đã mua lại hai công ty - một tập trung vào các trung tâm phân phối, một tập trung vào vận tải đường bộ với mục đích xây dựng một chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc.
Martin cho biết, các nhà tiêu dùng bán lẻ có thể tập trung tăng cường vào ESG (Môi Trường, Xã Hội & Quản Trị Doanh Nghiệp) và ví dụ tiêu biểu gần đây là thương vụ mua lại Love Your Melon của Win Brands Group - một thương hiệu chú trọng vào phong cách sống ngoài trời đã mang lại 50% thu nhập ròng cho các tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những bệnh nhi bị ung thư.