Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp khi thẩm định văn bản pháp luật phải kỹ lưỡng, thẳng thắn

Thứ ba, 27/12/2022 | 09:03 Theo dõi CFĐT trên

Ngày 26/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12.

Phiên họp tập trung xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và đề nghị xây dựng các luật: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Tại phiên họp, với đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thủ tướng đề nghị phải thiết kế công cụ để bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, minh bạch hóa thị trường, chống sở hữu chéo, lợi ích nhóm để phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm và phòng ngừa rủi ro của các tổ chức tín dụng một cách kịp thời, hiệu quả, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh theo đúng quy luật của thị trường.

Với đề nghị xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Thủ tướng lưu ý quy hoạch phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn, mang tính ổn định, đồng bộ, có tính dự báo cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, lâu dài, không ảnh hưởng tới môi trường, tránh quy hoạch treo, kết nối hợp lý giữa đô thị và nông thôn, quy hoạch khả thi, thực hiện hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, trình cấp có thẩm quyền theo quy định, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12 - Ảnh: VGP

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực, có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu của một đột phá chiến lược. Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Năm 2022, Chính phủ tổ chức 9 phiên họp chuyên đề pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 39 dự án, đề nghị xây dựng luật. Chính phủ đã trình Quốc hội 19 dự án luật, trong đó 12 dự án luật đã được Quốc hội thông qua và 7 dự án luật đang được Quốc hội cho ý kiến, với chất lượng xây dựng luật nhìn chung được nâng lên một bước.

Đến chiều ngày 26/12/2022, Chính phủ đã ban hành 106 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 28 quyết định quy phạm pháp luật.

Chính phủ thực hiện nghiêm túc Kết luận 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và chuẩn bị cho các năm tiếp theo; tham gia tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng, ban hành Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoan mới; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tích cực rà soát, sửa đổi và đề xuất sửa đổi các quy định, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, điều này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp; sự đồng hành, phối hợp chủ động, tích cực của Quốc hội với Chính phủ; sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả rất cơ bản, Thủ tướng nêu rõ, còn những hạn chế, bất cập cần phải cố gắng hơn nữa trong việc sửa đổi quy trình xây dựng, ban hành văn bản; nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ trình; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, phát hiện, xử lý và tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, lấy ý kiến các đối tượng tác động; công tác truyền thông chính sách; đầu tư nguồn lực, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm… trong công tác này.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; rà soát các công việc đã triển khai, rút kinh nghiệm với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội. Bám sát tình hình thực tế, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quan tâm hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông chính sách trước, trong và sau khi ban hành chính sách.

Văn phòng Chính phủ rà soát chương trình công tác xây dựng pháp luật để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phân công các bộ, ngành triển khai, các Phó Thủ tướng phụ trách chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng các văn bản bảo đảm kịp thời về tiến độ, nâng cao về chất lượng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, thẳng thắn, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, đồng thời giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sơ kết công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật năm 2022, trong đó có đánh giá cụ thể về 5 trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo: tăng cường vai trò người đứng đầu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư nguồn lực; thu hút, nâng cao chất lượng nhân lực. Đánh giá cả 2 mảng công tác: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu xây dựng nghị quyết - văn bản riêng về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật của Chính phủ cho năm 2023 và thời gian tới, trên nguyên tắc nội dung, hình thức, tiến độ rõ ràng, giao việc cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ giám sát, dễ đánh giá.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Điều chỉnh tăng thêm hơn 900 tỷ đồng cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Điều chỉnh tăng thêm hơn 900 tỷ đồng cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Thủ tướng quyết định điều chỉnh tăng 911.046 triệu đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (phần thực hiện dự án) của Bộ Giao thông vận tải.
Tiền thưởng cuối năm của ngân hàng giảm sút

Tiền thưởng cuối năm của ngân hàng giảm sút

Các ngân hàng ở New York và London đang chuẩn bị cho các khoản tiền thưởng cuối năm, trong khi đó nhà tuyển dụng ước tính, khoản tiền thưởng năm nay sẽ giảm 30% - 50% và thậm chí một số người có thể không nhận được đồng nào do hoạt động giao dịch không thuận lợi và tình hình kinh tế ảm đạm.
Bắc Giang đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Bắc Giang đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 120-KL/TU ngày 08/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về việc tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
VN-Index thủng ngưỡng 1.000 điểm, gần 160 cổ phiếu giảm sàn

VN-Index thủng ngưỡng 1.000 điểm, gần 160 cổ phiếu giảm sàn

Cả rổ VN30 chiều nay còn sót lại mỗi GAS là tăng, tới 8 cổ phiếu trong nhóm này đóng cửa giá sàn. VN30-Index chốt giảm 4,48%. Chừng đó cũng đủ nói lên sức ép khủng khiếp. VN-Index bốc hơi hơn 35 điểm tương đương giảm 3,44%, còn 985,21 điểm, là mức giảm mạnh nhất kể từ phiên rời đỉnh ngày 6/12 vừa qua với mức sụt giảm 4,1%. Ba sàn có tới 156 cổ phiếu giảm kịch biên độ cho phép.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/12

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/12

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/12 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh tra xăng dầu: Nhiều doanh nghiệp gian dối để được làm đầu mối

Thanh tra xăng dầu: Nhiều doanh nghiệp gian dối để được làm đầu mối

Đoàn thanh tra miền Trung của Bộ Công Thương phát hiện rất nhiều doanh nghiệp xăng dầu - để được trở thành thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu xăng dầu đã có hành vi gian dối trong việc công bố số lượng đại lý, tổng đại lý, hoặc cửa hàng bán lẻ.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
40 sinh viên Đại Học Duy Tân được trả 400 - 800 USD/tháng qua hợp tác với Fore

40 sinh viên Đại Học Duy Tân được trả 400 - 800 USD/tháng qua hợp tác với Fore

Ngày 27.8.2023, Đại Học(Đại Học ) Duy Tân (DTU) đã ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần (CP) Fore để triển khai thêm các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn - An ninh mạng tại Việt Nam.
Cafe Khởi nghiệp