"Không cài cắm, lợi ích nhóm, làm sao để người làm được ngẩng cao đầu mà làm, công khai, minh bạch, không phải chạy vạy gì cả", Thủ tướng nói khi cùng đoàn công tác thị sát dự án Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1.
Chiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1, thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.
Tại hầm Dốc Sạn, Thủ tướng và đoàn công tác đã kiểm tra tình hình triển khai dự án Nha Trang - Cam Lâm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án tại công trường.
Hầm Dốc Sạn và dự án Nha Trang – Cam Lâm cũng là những địa điểm mà trong chuyến công tác “xuyên Tết, xuyên Việt” đầu năm 2022, Thủ tướng đã tới kiểm tra, đôn đốc, động viên vào đúng mùng 5 Tết. Khi đó, Thủ tướng đề nghị các bên nỗ lực phấn đấu hoàn thành dự án trước 4 tháng. Cũng tại đây, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ đã giải quyết ngay 4 đề xuất của nhà đầu tư, nhà thầu liên quan tới chi phí dự án, vấn đề kỹ thuật, thiết kế… Nhà đầu tư cam kết thi công tuyến đường trở thành một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng, bảo hành 10 năm.
Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) có tổng chiều dài 652,86 km được chia thành 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư hợp tác công tư PPP và 8 dự án đầu tư công). Hiện dự án thành phần Cao Bồ - Mai Sơn (dài 15,2 km) và dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn (98,3 km) đã đưa vào khai thác; 9 dự án còn lại đang tiếp tục triển khai thi công.
Trong đó, dự án cao tốc thành phần Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km, đi qua huyện Diên Khánh, Cam Lâm và TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Đây là một trong 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP có thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia khoảng 2.967 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) quản lý dự án, Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Tập đoàn Sơn Hải) là doanh nghiệp đầu tư dự án, dự kiến hoàn thành vào quý III/2023.
Thuộc dự án Nha Trang - Cam Lâm, hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn qua tỉnh Khánh Hòa là một trong những "mắt xích" quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, với chiều dài 1.480 m/2 ống hầm hoàn chỉnh song song, mỗi ống hầm dài hơn 700 m.
Theo báo cáo, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng dự án Nha Trang – Cam Lâm đã bàn giao 49/49,1 km, đạt 99,8%. Dự án cơ bản đáp ứng tiến độ, nhà đầu tư cam kết rút ngắn tiến độ 3 tháng. Sản lượng thực hiện các gói thầu xây lắp từ khởi công đến nay khoảng 2.786/4.345 tỷ đồng (đạt 64,1% giá trị hợp đồng).
Ban Quản lý dự án sẽ tiếp tục chỉ đạo doanh nghiệp dự án, nhà thầu thi công gói thầu số 1 tận dụng tối đa thời tiết thuận lợi, tập trung máy móc, thiết bị, tăng ca, tăng kíp đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công tác đắp nền của gói thầu để thi công móng, mặt đường... đáp ứng tiến độ chung của dự án.
Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết, được sự đồng ý của Thủ tướng trong chuyến công tác năm ngoái, doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới thi công dải phân cách, tiết kiệm hơn, an toàn hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đã bỏ thêm kinh phí để mở rộng phần lề đường so với thiết kế, giúp an toàn hơn. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư dự án không thay đổi.
Đi dọc tuyến dự án, Thủ tướng vui mừng trước con đường đang hình thành, nhiều đoạn đã hoàn thiện. Trên công trường đang thi công, Thủ tướng biểu dương các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công nhân đã làm việc với tinh thần "xuyên Tết". Thủ tướng nhấn mạnh việc thi công phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, tính kỹ thuật, mỹ thuật và môi trường, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân và an toàn cho người dân...
Đặc biệt, tại hầm Dốc Sạn, Thủ tướng nhắc lại cách đây 1 năm, trong chuyến công tác xuyên Việt, xuyên Tết, nhà thầu vừa bắt đầu đào qua núi với nhiều khó khăn, thách thức, đến nay hầm đã thông. Thủ tướng vui mừng, đánh giá cao nỗ lực và kết quả này, ghi nhận doanh nghiệp "nói là làm" và làm có hiệu quả, dự án triển khai nhanh.
Thủ tướng giao Bộ GTVT xem xét, giải quyết ngay các kiến nghị của doanh nghiệp, nhân rộng các kinh nghiệm, bài học tốt đã được thực tiễn chứng minh là đúng, trong đó có việc công bố bảo hành tuyến đường 10 năm. Nếu cần thì sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định.
Thủ tướng nhấn mạnh bài học bám sát thực tiễn; nghiên cứu sửa đổi quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu tốt, đủ năng lực, tâm huyết, nói là làm, tránh tình trạng nhà đầu tư, nhà thầu đã có công trình tốt trong thực tế nhưng lại không được tham gia các dự án với lý do không đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí, như vậy là tiêu chuẩn, tiêu chí có vấn đề.
"Không cài cắm, lợi ích nhóm, làm sao để người làm được ngẩng cao đầu mà làm, công khai, minh bạch, không phải chạy vạy gì cả", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần huy động nguồn lực xã hội bằng các hình thức hợp tác công tư để phát triển đất nước, nếu chỉ nguồn lực nhà nước thì không đủ, điều quan trọng là tìm điểm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tất cả cùng thắng.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời, làm tốt phải thưởng, làm không tốt phải phạt.
Thị sát dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các quy trình, thủ tục nhanh nhất có thể để trình điều chỉnh chủ trương đầu tư theo hướng đầu tư ngay để hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, vận tốc tối đa 120 km/h, không đợi tới sau năm 2025.
“Nếu đặt lợi ích của đất nước, của người dân lên trên hết, trước hết, thì quyết định dù khó thế nào cũng sẽ thanh thoát, kể cả với người đề xuất cũng như lãnh đạo quyết định”, chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn chia sẻ.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi với báo chí về những đổi mới, hoạt động nổi bật của Quốc hội trong năm 2022 và những định hướng quan trọng trong năm 2023...
Theo phóng viên TTXVN tại New York, giới chuyên gia kinh tế cao cấp của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 25/1 cảnh báo sự hội tụ đồng thời của nhiều cuộc khủng hoảng sẽ khiến kinh tế thế giới gặp khó khăn.
Theo Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức, nước này đã có thể xử lý được cuộc khủng hoảng phát tác từ cuộc chiến ở Ukraine, tránh được kịch bản bi quan trước đây do không đảm bảo được nguồn cung khí đốt.
Dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhalin-2 dự kiến sẽ tạo ra doanh thu gấp đôi vào năm 2023 so với thu nhập trước khi lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến Ukraine giáng xuống ngành năng lượng của Nga, hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích ngành hôm qua (26/1) cho biết.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.