Thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng: Mức chịu thuế rất nhỏ

Thứ tư, 22/12/2021 | 09:47 Theo dõi CFĐT trên

Theo Bộ Tài chính, trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Trả lời về việc giảm thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính cho biết, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Do đó, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Theo đó, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN sẽ góp phần giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thuế TNCN được tính như thế nào?

Cũng theo Bộ Tài chính, theo quy định tại Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân. 

Cụ thể: Trường hợp cá nhân có 1 người phụ thuộc, cách tính như sau:

Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.

Nếu thu nhập 18 triệu, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu, thì phải nộp thuế là (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân).

Do đó một cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 35 nghìn đồng/tháng. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp). Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng - thuế TNCN (35 nghìn đồng), còn lại 17 triệu 9 trăm 65 nghìn đồng.

Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:

Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (02 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.

Nếu thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39 nghìn 500 đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân).

Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế là 30 - 3,13 - 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250 nghìn đồng, bậc 2 [(7,07 - 5) x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng.

Do đó một cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 460 nghìn đồng/tháng (tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%). Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng - nộp thuế TNCN (460 nghìn đồng) = 29 triệu 540 nghìn đồng (chứ không phải chỉ được chi tiêu 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc).

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Giá vàng trong nước và thế giới có xu hướng giảm

Giá vàng trong nước và thế giới có xu hướng giảm

Sáng ngày 22/12, giá vàng trong nước có xu hướng giảm nhẹ trong ngưỡng 50.000 - 150.000 đồng/lượng cả ở chiều mua và chiều bán.
Phương pháp ứng dụng điểm Pivot Point trong đầu tư

Phương pháp ứng dụng điểm Pivot Point trong đầu tư

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định xu hướng cũng như xác định điểm vào. Tuy nhiên, một trong những phương pháp hiệu quả, ít rủi ro được các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng đó là phương pháp ứng dụng điểm Pivot Point.
3 lời khuyên khởi nghiệp của CEO startup triệu USD

3 lời khuyên khởi nghiệp của CEO startup triệu USD

Khi cựu quản lý tài chính Keith Tan từ bỏ công việc năm 2015, ông hầu như không nghĩ đến con đường khởi nghiệp phía trước. Khởi nghiệp thực sự không phải chuyện đơn giản và founder cần phải xác định rằng trong suốt hành trình xây dựng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
DeFiHorse - Dự án metaverse đầu tiên của Việt Nam gọi vốn thành công 5 triệu USD

DeFiHorse - Dự án metaverse đầu tiên của Việt Nam gọi vốn thành công 5 triệu USD

DeFiHorse đã huy động được 5 triệu USD vốn từ một số liên doanh ở nước ngoài để xây dựng các trang trại nuôi ngựa, về cả lối chơi và đồ họa, dựa trên công nghệ blockchain.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp