Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định xu hướng cũng như xác định điểm vào. Tuy nhiên, một trong những phương pháp hiệu quả, ít rủi ro được các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng đó là phương pháp ứng dụng điểm Pivot Point.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định xu hướng cũng như xác định điểm vào. Tuy nhiên, một trong những phương pháp hiệu quả, ít rủi ro được các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng đó là phương pháp ứng dụng điểm Pivot Point.
Pivot Point – PP (Điểm xoay hay điểm Pivot) là giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngay trước đó để xác định các mức hỗ trợ và mức kháng cự trong phiên hiện tại.
Pivot Point của ngày (hay còn gọi là Daily Pivot) được sử dụng để tạo nên trạng thái lướt sóng ngắn hạn hay dài hạn tùy theo độ mạnh của các mức hỗ trợ và kháng cự do phương pháp Pivot Point tìm ra. Các điểm Pivot của các khung thời gian dài hạn hơn cung cấp cho chúng ta các mức kháng cự và hỗ trợ chính cho các trạng thái lệnh dài hạn.
Pivot của ngày được tính dựa trên mức cao nhất, thấp nhất, đóng cửa của ngày liền kề trước đó. Pivot của tuần được tính dựa trên mức cao nhất, thấp nhất, đóng cửa của tuần liền kề trước đó.
R3 = PHigh + 2(PP – PLow)
R2 = PP + (PHigh – PLow)
R1 = (2 x PP) – PLow
PP = (PHigh + PLow + PClose)/3
S1 = (2 x PP) – PHigh
S2 = PP – (PHigh – PLow)
S3 = PLow – 2(PHigh – PP)
Trong đó:
- PHigh: Giá cao nhất của khung thời gian trước đó.
- PLow: Giá thấp nhất của khung thời gian trước đó.
- PClose: Giá đóng cửa của khung thời gian trước đó.
- PP: Điểm xoay Pivot
Có 3 cách giao dịch với Pivot Point được đánh giá là hiệu quả cao và khá đang dạng, như sau:
Giao dịch trong range được xem là phương pháp giao dịch đơn giản nhất. Để thực hiện giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ sử dụng điểm Pivot như một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thông thường.
Thực tế, Pivot Point là điểm mà giá đã chạm tới mức hỗ trợ và kháng cự nhưng sau đó lại đảo chiều quay ngược trở lại. Nếu càng nhiều lần giá dao động thì được coi là tín hiệu tốt để giao dịch.
Theo đó, khi giá di chuyển gần đến mức kháng cự, bạn vào lệnh SELL và đặt cắt lỗ ngay phía trên đường kháng cự; Khi giá tiến lại gần mức hỗ trợ, bạn vào lệnh BUY và đặt cắt lỗ ngay dưới mức hỗ trợ này.
Khi mức của cổ phiếu cao hơn mức Pivot Ponit, các nhà đầu tư sẽ hướng tới chiến lược breatkout trong phiên khi giá vượt qua điểm kháng cự 1 (R1). Trong trường hợp giá vượt qua kháng cự R1 nhà đầu tư có thể thực hiện mua như sau:
- Mua đuổi ngay khi giá vượt qua R1, giao dịch kèm theo thanh khoản và các tín hiệu kỹ thuật khác.
- Chờ đợi giá quay trở lại kiểm chứng ngưỡng R1 thành công xác nhận bởi các tín hiệu kỹ thuật khác.
Tương tự như chiến lược đảo chiều lệnh dừng mua sẽ được đặt ở nga ngưỡng Pivot Point hoặc sử dụng kết hợp các ngưỡng hộ trợ khác.
Nếu giá vượt qua đường PP và tiếp tục đi lên thì các nhà đầu tư vào lệnh BUY. Ngược lại, vào lệnh SELL khi giá giảm xuống cắt qua đường PP.
Chiến lược đơn giản nhưng đồng nghĩa cũng sẽ có rủi ro lớn. Tương tự như giao dịch breakout, nhiều khi các nhà đầu tư hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng nó lại quay đầu giảm xuống dưới.
Lưu ý: Để tăng hiệu quả giao dịch, các nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Points với các tín hiệu kỹ thuật khác như chỉ báo RSI, volume, đường MACD,…