Chi phí vận chuyển tăng cao cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong năm nay đang gây căng thẳng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Dự kiến, vận hạn vẫn chưa thể đi khi các công ty xuất khẩu hàng hóa tại Trung Quốc có thể sẽ phải chịu cảnh giá cước vận tải cao ngất thêm một năm nữa.
Jiang Tianqing, chủ một công ty xuất khẩu tại thành phố Nghĩa Ô (tỉnh Chiết Giang) cho biết, nhiều khách hàng của ông đã bỏ đơn hàng vì chi phí vận chuyển quá cao. Bản thân Jiang cũng đang vật lộn để duy trì dòng tiền, vì các mặt hàng như gương và lược do công ty ông sản xuất có giá trị thấp, lợi nhuận không cao.
Chia sẻ với SCMP, Jiang nói: "Mọi người đều rơi vào thế khó. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào khả năng xoay xở cũng như quản lý rủi ro và áp lực của doanh nghiệp".
Theo Jiang, trước kia giá cước vận chuyển của một container loại 40 feet, bên trong chứa lượng hàng hóa trị giá 500.000 nhân dân tệ (tương đương 78.500 USD), là khoảng 30.000 nhân dân tệ (hơn 4.700 USD). Còn bây giờ, giá cước đã tăng lên 100.000 nhân dân tệ (hơn 15.600 USD) nhưng giá trị hàng hóa bên trong không thay đổi.
Để bắt kịp sự thay đổi của thị trường và mở rộng cơ sở khách hàng, Jiang đã thành lập một cửa hàng trực tuyến trên trang web quốc tế của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.
Jiang nói: "Bằng cách này, tôi có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ. Thông thường, hàng hóa online sẽ được vận chuyển bằng máy bay, dù đắt hơn nhưng so với giá của một container loại 40 feet thì khách hàng lẻ vẫn chấp nhận được".
"Qua đó, tôi cũng có thể mở rộng thị trường cho các sản phẩm của mình. Dù sao người nước ngoài giờ cũng không thể đến Trung Quốc, mà nhiều người lại đang rất thích mua sắm online", Jiang nói thêm.
Chung quan điểm với Jiang, Shen - một nhà kinh doanh hàng dệt may ở Nghĩa Ô cho biết, sự gián đoạn chuỗi cung ứng năm nay đã và đang thách thức khả năng vượt sóng dữ của mọi người.
Đơn cử, một số khách hàng của Shen là các công ty xuất khẩu rất chật vật để giao kịp hàng trong năm 2021.
Ông nói: "Họ buộc phải trữ hàng trong nhà kho để chờ tàu. Vì khách hàng thanh toán chậm trễ, nhiều công ty gặp vấn đề về dòng tiền và một trong các khách hàng của tôi đã phải đi vay vốn ngân hàng để trụ lại".
Dù vậy, một số nhà sản xuất lớn hơn như của Huang Feng lại đang hoạt động tốt hơn. Song, do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và gián đoạn logistics tại các cảng làm tăng thời gian vận chuyển hàng hóa, Huang phải rút ngắn quy trình sản xuất để xuất kịp hàng cho mùa lễ hội cuối năm.
Giá cước vận chuyển tiếp tục tăng phi mã
Giá cước vận chuyển và các chi phí liên quan tăng phi mã phần lớn là do tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu và khả năng cung ứng container, cộng với vấn đề thiếu hụt lao động và chính sách kiểm dịch tại các khu vực cảng, theo Báo cáo Hàng hải năm 2021 của UNCTAD.
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn cảng biển cũng dẫn đến cú sốc thiếu container toàn cầu, từ đó khiến giá cước tăng chóng mặt hơn. Công ty vận tải biển Maersk cho biết, các container có thể phải chờ đợi thêm 3 hoặc 4 tuần tại các cảng ở bờ tây nước Mỹ so với trước đại dịch.
Hồi tháng 9, giá cước cho các tuyến Trung Quốc - Mỹ đã vượt 20.000 USD cho một container loại 40 feet. Dù hiện đã giảm xuống, mức giá này vẫn cao hơn 2 - 3 lần so với trước đại dịch.
Hơn nữa, sự gián đoạn về logistics và quá trình vực dậy từ làn sóng Covid-19 gần đây tại Đông Nam Á cũng góp phần làm cước vận tải biển lên cao kỷ lục. Một container 40 feet từ Trung Quốc đến các cảng tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã tăng hơn 10 lần so với mức trước đại dịch lên 3.000 USD.
Có một điểm đáng chú ý là trong báo cáo hồi tháng 10, các nhà phân tích của Moody's Analytics nhận định Trung Quốc vừa là nước góp phần tạo ra vừa là nạn nhân của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
UNCTAD dự báo, các công ty xuất khẩu hàng hóa sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn vì từ nay cho đến năm 2023, giá cước vận tải biển có thể còn tăng cao hơn chứ chưa dừng lại.
Nếu giá cước vận tải container tiếp tục phi mã, giá hàng hóa nhập khẩu trên toàn cầu có thể nhích thêm 11% trong giai đoạn từ nay đến năm 2023, trong khi giá tiêu dùng có thể tăng 1,5%.
Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cảnh báo: "Đà tăng của giá cước sẽ tác động sâu sắc đến dòng chảy thương mại và làm suy yếu sự phục hồi kinh tế xã hội trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển".
UNCTAD nhấn mạnh, giá cước container tăng 10%, cùng với cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, sẽ khiến sản lượng công nghiệp ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung euro giảm hơn 1%, trong khi ở Trung Quốc tụt 0,2%.
Giá thép hôm nay (21/12) giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải điều chỉnh giảm 62 nhân dân tệ/tấn, xuống mức 4.475 nhân dân tệ/tấn; tương tự, giá thép
Chiều ngày 20/12, Đội Quản lý Thị trường số 7 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh) đã xử lý, thực hiện tiêu hủy 2400 kg mỡ động vật không hóa đơn, không chứng từ xác nhận nguồn gốc xuất xứ.
Trong những ngày gần đây, hàng hóa đổ về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gia tăng mạnh trong khi tình trạng ùn tắc kéo dài tại các cửa khẩu nơi đây trong nhiều ngày qua chưa được cải thiện.
Xác thực không mật khẩu được ghi nhận mang lại hiệu quả đột phá trong bảo mật, tối ưu chi phí vận hành và nâng cao trải nghiệm sử dụng. Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS đã tiên phong nghiên cứu và xây dựng hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu theo chuẩn quốc tế FIDO2 đầu tiên tại ASEAN.
Sau khi phát hiện 4 cán bộ Công an phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dương tính với SARS-CoV-2, chính quyền đã tạm phong toả trụ sở Công an phường này.
Dù các cuộc đấu giá giúp công khai, minh bạch việc giao đất, nhưng cũng dấy lên nhiều nỗi lo. Đó là việc giá đất bị đẩy lên cao và xuất hiện hiện tượng bỏ cọc sau đấu giá.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.