Thị trường hàng hóa trong nước sôi động, nguồn cung đảm bảo

Thứ bảy, 10/09/2022 | 08:55 Theo dõi CFĐT trên

Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 8 tháng năm 2022 cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2022 có quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây và tăng cao hơn so với thời điểm trước dịch bệnh.

Nguồn cung đảm bảo, giá không biến động lớn

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 8/2022, thị trường hàng hóa trong nước diễn ra khá sôi động do  chuẩn bị khai giảng năm học mới và Tết Trung thu. Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Tám phục hồi ở tất cả các ngành và ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước (tháng 8/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội).

Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm, giá cả không có biến động lớn; một số mặt hàng nông sản thực phẩm giá có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao như trứng gia cầm, thịt gà…, riêng giá thịt lợn sau khi giảm vào đầu tháng thì lại có xu hướng tăng trở lại vào cuối tháng; giá của các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng tăng giảm theo giá thế giới; giá của các nhóm hàng khác tương đối ổn định.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2022 ước đạt 481,2 nghìn tỷ đồng, mặc dù chỉ tăng 0,6% so với tháng trước nhưng tăng tới 50,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19 (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2018 đạt 369,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước; tháng 8/2019 đạt 416 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5%).

Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm 2022, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động của thị trường thế giới nhưng nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp. Giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng như xăng dầu tăng khá cao. Để bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.679.230 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm trước giảm 3,4% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa  phương). Nhóm bán lẻ hàng hóa đạt được mức tăng trưởng tốt (tăng 15,4%) chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Trong đó, nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 26,7%; may mặc tăng 14,4%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 14,1%; lương thực, thực phẩm tăng 12%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,6%.

Nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2022 có quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây và tăng cao hơn so với thời điểm trước dịch bệnh (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2022  tăng 13,9% so với 8 tháng năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid -19). Giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây (tháng 7,8) đã phần nào tác động tích cực đến giá cả hàng hóa nói chung, kích thích tăng tiêu dùng trở lại. Bên cạnh đó, việc làm và thu nhập gia tăng, thị trường du lịch mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa không thiết yếu gia tăng đã góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Ưu tiên giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu, giá cả

Cũng theo Bộ Công Thương, với sự hồi phục tốt, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhu cầu tăng ở cả trong nước và thế giới trong các dịp lễ, tết sắp đến là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất và thương mại trong những tháng tới. Tuy nhiên, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, điện, than… Theo dõi sát tình hình sản xuất phân bón trên thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Đặc biệt, tập trung ưu tiên cao cho các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu, giá cả. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

Đối với các địa phương, sẽ theo dõi chặt chẽ giá cả hàng hóa trên địa bàn để có các biện pháp bình ổn giá cả, cung cầu, tập trung cho các Chương trình kích cầu tiêu dùng, đặc biệt trong những dịp lễ 2/9, noel, tết sắp tới. Khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt qua đó tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Giải bài toán áp lực tăng giá xăng dầu

Giải bài toán áp lực tăng giá xăng dầu

Dù đã điều chỉnh giảm nhẹ trong thời gian gần đây, nhưng áp lực tăng giá với xăng dầu là hiện hữu, nhất là khi thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt sắp tới, cần tăng cường dự trữ xăng dầu.
Nắng nóng ở châu Âu khiến người nông dân “ngồi trên lửa đốt”

Nắng nóng ở châu Âu khiến người nông dân “ngồi trên lửa đốt”

Rodger Hobson - một người làm nông 30 năm - cho biết, gia đình anh có thể thu về khoảng 35.000 tấn cà rốt trong trang trại rộng 880 mẫu Anh ở Yorkshire (tương đương 356 ha). Tuy nhiên, mọi thứ đã đảo lộn trong năm nay.
Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển

Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển

Các chuyên gia kinh tế cùng đông đảo đại diện DN trong nước và quốc tế đã chia sẻ những nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng, về tác động của biến động giá dầu tới phát triển kinh tế - xã hội tại buổi tọa đàm “Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển”.
Anh hỗ trợ gói kinh tế 115 tỷ USD nhằm giảm gánh nặng chi trả hóa đơn năng lượng của người dân

Anh hỗ trợ gói kinh tế 115 tỷ USD nhằm giảm gánh nặng chi trả hóa đơn năng lượng của người dân

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết sẽ áp đặt mức trần hóa đơn năng lượng cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các nguồn năng lượng mới bằng gói hỗ trợ giá trị 100 tỷ Bảng Anh (tương đương 115 tỷ USD).
Giám sát 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo phản ánh tiếp nhận qua đường dây nóng

Giám sát 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo phản ánh tiếp nhận qua đường dây nóng

Ngày 07/9/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 - Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tiến hành giám sát và làm việc với đại diện 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại huyện Gò Công Đông để làm rõ nội dung phản ánh của người dân.
Đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư?

Đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư?

Đây là một trong những kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật để tháo gỡ “vướng mắc” cho các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp