Tân Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết sẽ áp đặt mức trần hóa đơn năng lượng cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các nguồn năng lượng mới bằng gói hỗ trợ giá trị 100 tỷ Bảng Anh (tương đương 115 tỷ USD).
Tân Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết sẽ áp đặt mức trần hóa đơn năng lượng cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các nguồn năng lượng mới bằng gói hỗ trợ giá trị 100 tỷ Bảng Anh (tương đương 115 tỷ USD).
Khi nước Anh phải đối mặt với cuộc suy thoái kéo dài do hóa đơn năng lượng hộ gia đình tăng gần gấp bốn lần, Liz Truss - Thủ tướng được bổ nhiệm vào thứ Ba - cho biết, bà sẽ hành động ngay lập tức để bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, động thái đi vay của Chính phủ Anh nhằm tài trợ cho gói cứu trợ này kết hợp với cam kết cắt giảm thuế của Tân Thủ tướng Anh đã làm chao đảo thị trường tài chính.
Deutsche Bank cho biết, khoản hỗ trợ hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình cũng như chương trình cắt giảm thuế dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 179 tỷ Bảng Anh, tương đương một nửa số tiền mà quốc gia này đã chi cho đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng dự kiến sẽ tìm kiếm các nguồn cung năng lượng mới, trong đó có thể cấp đến 130 giấy phép khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Bắc. Song song đó, nước này sẽ bãi bỏ bỏ lệnh kỹ thuật thủy lực cắt phá được sử dụng trong khai thác tài nguyên nếu cộng đồng địa phương nhất trí.
Lệnh cấm này được áp đặt vào năm 2019 sau khi cơ quan quản lý dầu mỏ và khí đốt cho rằng không thể dự báo được cường độ của các đợt rung chấn cho kỹ thuật khai thác này gây ra.
Xem thêm: Thiếu điện, hoạt động sản xuất của nhà máy tại Trung Quốc giảm mạnh
Thế nhưng, có ý kiến cho rằng cả hai đề xuất trên sẽ không thể giúp giải quyết vấn đề trong ngắn hạn vì thường phải mất từ 5-10 năm từ khi tiến hành hoạt động thăm dò ban đầu cho đến khi khai thác được dầu mỏ và khí đốt từ mỏ, trong khi các dự án sử dụng kỹ thuật thủy lực cắt phá phải mất một quá trình lên kế hoạch lâu dài.
Thủ tướng Truss tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hành động ngay lập tức để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp về gánh nặng chi trả hóa đơn, đồng thời cũng giải quyết gốc rễ vấn đề để tránh tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai”.
Bên cạnh đó, giảm thiểu lạm phát vốn đang ở ngưỡng 10,1% - mức cao nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới - cũng là mục tiêu chính của Chính phủ Anh.
Xem thêm: Ngân hàng Trung ương Anh mạnh tay tăng lãi suất lớn nhất trong 27 năm