Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển

Thứ năm, 08/09/2022 | 11:52 Theo dõi CFĐT trên

Các chuyên gia kinh tế cùng đông đảo đại diện DN trong nước và quốc tế đã chia sẻ những nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng, về tác động của biến động giá dầu tới phát triển kinh tế - xã hội tại buổi tọa đàm “Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển”.

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt. Đặc biệt, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt sắp tới nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu càng làm giá dầu có nguy cơ tiếp tục gia tăng.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tại buổi tọa đàm “Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển” do báo Đầu tư tổ chức, đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp cho biết: “Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp và đã thu được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, để có thể thích ứng với chi phí xăng, dầu tăng, ngoài việc điều chỉnh giá bán một số sản phẩm cho phù hợp, doanh nghiệp cũng nên triển khai thực hiện đồng thời một số giải pháp như tận dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu ở mức tối đa nhằm có thể giảm bớt một phần chi phí, tăng cường quản lý, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát; đàm phán với đơn vị vận chuyển (xe thuê ngoài) để không tăng cước vận chuyển quá cao; tìm kiếm thêm các nhà cung cấpnguyên vật liệu khác để có chất liệu tốt, giá thành biến động ít nhất; đầu tư cải tiến dây chuyền để cải thiện môi trường làm việc và tăng năng suất để hạn chế chi phí đội giá thành sản phẩm".

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chia sẻ từ góc nhìn của cơ quan lập pháp của Việt Nam về xu hướng giá dầu đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng. Ông Hiếu chia sẻ: “Hoạt động dầu khí có nhiều rủi ro, có tính quốc tế, cần quan tâm đến thông lệ quốc tế. Luật Dầu khí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí - hoạt động thượng nguồn dầu khí, còn các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn của ngành dầu khí, như lọc hóa dầu, sản xuất phân bón và sản xuất điện, được điều chỉnh bằng các luật khác.”

Theo ông Hiếu, bối cảnh thị trường và điều kiện đất nước cho thấy, việc đồng bộ Luật Dầu khí (sửa đổi) với các quy định của luật khác là cần thiết. Ví dụ để xây dựng một đường ống dẫn khí, phải chiểu theo nhiều luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… Do đó các quy định trong dự án luật nên theo hướng cho phép thực hiện các dự án thăm dò, khai thác dầu khí theo chuỗi, tránh một việc phải trình nhiều cơ quan, bộ ngành, tránh xung đột về pháp lý.

Là đơn vị tham vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, ông Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, đã đưa ra đánh giá thực trạng hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian qua do biến động giá dầu, đồng thời tham mưu bộ xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua các thách thức do biến động giá dầu. Ông Khôi cho biết: “Tình hình kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm cho thấy ổn định vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. CPI tháng 8 tăng 3,6% so với cùng kỹ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỹ các năm 2018-202, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nhẹ; đảm bảo nguồn cung điện, xăng dầu, kịp thời chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động không đúng quy định, chủ động phương án điều hành, tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong trường hợp cần thiết.”

Theo ông Khôi, định lượng tác động của giá dầu thế giới tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine cho thấy, với giả định giá dầu thế giới tăng 40 USD/thùng, cùng với (1) Rủi ro đầu tư tại Nga tăng 4 điểm phần trăm, tại Ukraine tăng 2 điểm phần trăm và tại EU tăng 0,5 điểm phần trăm; (2) Chi tiêu Chính phủ của EU cho các nước ngoài EU tăng 0,5% GDP; (3) Xuất khẩu của Nga và các nước phát triển trong EU giảm 30 điểm % năm 2022 và sau đó tăng về kịch bản cơ sở; (4) Shock tỷ giá RUB trong hai năm 2022 và 2023; (5) Nhập cư từ Nga sang Ba Lan, Đức thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm lần lượt 0,38 điểm % và 0,84 điểm % so với tăng trưởng kinh tế trong trường hợp không có căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra (KBCS); lạm phát tại Việt Nam tăng thêm 1,8 điểm % trong năm 2022 và 1,62 điểm % trong năm 2023.

Trong khi đó, ông Kenya Maeda, Chuyên gia cao cấp Bộ phận Thương mại và Cung ứng dầu thô, Thị trường Toàn cầu, Công ty Idemitsu Kosan, đã đưa ra những bài học kinh nghiệm ứng phó trong bối cảnh bất ổn về nguồn cung và về giá xăng dầu trên thế giới, mức độ ảnh hưởng đối với Idemitsu Kosan và các hoạt động tại Việt Nam.

Ông Kenya cho biết: “Nhu cầu dầu thô toàn cầu trong trung và dài hạn dự kiến sẽ tăng. Dựa trên các kế hoạch mở rộng hoặc đóng cửa từ các nhà máy lọc dầu trong khu vực châu Á, chúng tôi dự đoán, khả năng cung cấp các sản phẩm từ xăng dầu trong trung và dài hạn sẽ không thoả mãn được nhu cầu tăng trưởng. Để duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định đối với khía cạnh an ninh năng lượng (ngay cả trong thị trường mà không có triển vọng ổn định trong tương lai), cần phải thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng đối với các sản phẩm xăng dầu, từ thu mua các nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến bán hàng và tiêu dùng.”

Thời gian qua, doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19 chưa kịp phục hồi thì nay lại thêm vấn đề mới đó là giá cả tăng cao, gây ảnh hưởng nặng cho ngành vận tải hoạt động trong hệ thống logistics. Theo ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logisitics Việt Nam, giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics; phí xăng dầu chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành của logistics hiện nay.

Phạm Lê
Theo VnMedia.vn Copy
Nắng nóng ở châu Âu khiến người nông dân “ngồi trên lửa đốt”

Nắng nóng ở châu Âu khiến người nông dân “ngồi trên lửa đốt”

Rodger Hobson - một người làm nông 30 năm - cho biết, gia đình anh có thể thu về khoảng 35.000 tấn cà rốt trong trang trại rộng 880 mẫu Anh ở Yorkshire (tương đương 356 ha). Tuy nhiên, mọi thứ đã đảo lộn trong năm nay.
Xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu…
Giá dầu lần đầu tiên cao hơn giá xăng: Bộ Công Thương nói gì?

Giá dầu lần đầu tiên cao hơn giá xăng: Bộ Công Thương nói gì?

Liên quan đến việc giá dầu cao hơn giá xăng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, từ trước tới nay, chúng ta đều quen với việc giá bán lẻ dầu hỏa và dầu diesel thấp hơn giá xăng, nhưng tại kỳ điều hành ngày 5/9 vừa qua thì lần đầu tiên giá bán lẻ dầu diesel và dầu hỏa đã ghi nhận cao hơn giá xăng.
Bất động sản Nhật Nam bị UBND tỉnh Hòa Bình cảnh báo rủi ro

Bất động sản Nhật Nam bị UBND tỉnh Hòa Bình cảnh báo rủi ro

Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình gần đây đã ban bố văn bản về việc xử lý nội dung có liên quan tới CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) khi doanh nghiệp này có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế.
Giá bất động sản tại Hà Nội còn tăng đến đâu?

Giá bất động sản tại Hà Nội còn tăng đến đâu?

Hoạt động giao dịch nhà ở tại Hà Nội đang đặt ra nhiều câu hỏi về chuyển động sắp tới trong thị trường. Chuyên gia Savills đưa ra góc nhìn sâu hơn về những diễn biến đằng sau nguồn cung, nguồn cầu, và giá nhà trong thời gian vừa qua. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định phù hợp và chính xác.
6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

Có hiệu lực từ ngày 12/9/2022, Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp