Thép không gỉ của Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá gần 24%

Thứ bảy, 01/05/2021 | 15:39 Theo dõi CFĐT trên

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia vừa ban hành kết quả cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ của Việt Nam và Indonesia.

Thép không gỉ của Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá gần 24%
Thép không gỉ của Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá gần 24%

Cụ thể, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia với mức thuế áp dụng từ 7,81% đến 23,84% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam và từ -0,2% đến 34,82% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Indonesia. Mức thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong 5 năm, bắt đầu từ ngày 24/4/2021 - 23/4/2026.

Trước đó, vào ngày 28/7/2020, MITI thông báo chính thức khởi xướng điều tra vụ việc trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất nội địa, đại diện là doanh nghiệp Bahru Stainless Sdn. Bhd.

Hàng hóa bị điều tra là thép không gỉ cán nguội dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã AHTN: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00, 7220.20.10.00, 7220.90.00.

6 tháng trước, ngày 28/12/2020, MITI công bố kết luận sơ bộ vụ việc, cho rằng có đủ bằng chứng để tiếp tục cuộc điều tra. Vì vậy, MITI quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn sự thiệt hại của ngành sản xuất trong nước trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 26/12/2020. Mức thuế tạm thời được áp dụng từ 7,73% - 34,82% cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia.

Như vậy, sau 9 tháng điều tra, tháng 4/2021, MITI đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.

Từ chiều ngược lại, trong tháng 4/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1162/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia.

Dựa trên kết quả điều tra, Bộ Công Thương cho rằng lượng nhập khẩu từ Malaysia đã tăng mạnh vào thời kỳ điều tra, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép hình chữ H trong nước.

“Hành vi bán phá giá nói trên tiếp tục gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt”, Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Trên cơ sở đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời mà Bộ Công Thương áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Malaysia là 10,2%. Kết luận cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra trong quý 2/2021.

Hoàng Anh
Theo VnMedia.vn Copy
Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Bộ Công Thương mới đây vừa có quyết định về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chi phí logistics Việt Nam cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới

Chi phí logistics Việt Nam cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới

Mới đây, báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Tuy nhiên, chi phí logistics Việt Nam chiếm khoảng hơn 20% GDP, cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới (11%).
Điều chỉnh kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu vào EU

Điều chỉnh kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu vào EU

Bắt đầu từ ngày 21/4 tới đây, EU cho biết sẽ thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài khối EU.
Các startup của ‘Forbes Under 30 Asia 2021’ gọi vốn hàng trăm triệu USD

Các startup của ‘Forbes Under 30 Asia 2021’ gọi vốn hàng trăm triệu USD

Các nhà sáng lập của các startup dưới đây đều dưới độ tuổi 30 và lọt vào danh sách “Forbes Under 30 Asia” 2021 mà Forbes mới công bố.
Vì sao giá chung cư Hà Nội vẫn chưa ‘hạ nhiệt’?

Vì sao giá chung cư Hà Nội vẫn chưa ‘hạ nhiệt’?

Nghiên cứu của đơn vị tư vấn thị trường cho thấy, trong quý 1 năm nay, giá căn hộ chung cư Hà Nội tiếp tục tăng 7% theo năm và 3% theo quý.
Sụt điểm mạnh phiên cuối tuần, S&P 500 vẫn tăng 5% trong cả tháng 4

Sụt điểm mạnh phiên cuối tuần, S&P 500 vẫn tăng 5% trong cả tháng 4

Trong phiên cuối tuần, thị trường chứng khoán Mỹ sụt điểm mạnh khi nhà đầu tư chốt lời sau loạt báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp