Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành lựa chọn ưu tiên của người dân Việt Nam và chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực Công Nghệ Tài Chính (Fintech) của quốc gia...
Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành lựa chọn ưu tiên của người dân Việt Nam và chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực Công Nghệ Tài Chính (Fintech) của quốc gia...
Theo Robocash Group, thị trường Fintech Việt Nam vẫn còn nhiều nhiều dư địa để phát triển cùng với tốc độ tăngtrưởng cao, được hỗ trợ bởi một số dự án thương mại hấp dẫn và các quy định của chính phủ. Thanh toán điện tử là mảng FinTech phổ biến nhất tại Việt Nam, là lĩnh vực tập trung của31% các công ty FinTech trong nước.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Giao dịch không tiếp xúc đang trở thành lựa chọn ưu tiên để mua hàng hóa và dịch vụ. Theo báo cáo của nền tảng ngân hàng đám mây SaaS Mambu, khoảng 85% người dùng ngân hàng Việt Nam có xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và kỹ thuật số nhiều hơn.
Trong 5 năm tới, thanh toán quẹt thẻ qua di động (Mobile POS payment) dự kiến sẽ tăng 17% (33,8 triệu người), chuyển tiền kỹ thuật số 25% (13,3 triệu người), thương mại điện tử tăng 56% (21,9 triệu người) và toàn bộ ngành công nghiệp thanh toán kỹ thuật số tăng 29 % (69,1 triệu người).
Thanh toán kỹ thuật số vẫn là lựa chọn thu hút các quỹ đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân. Hơn 90% tất cả các khoản đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp FinTech vào năm 2021 được hướng đặc biệt vào lĩnh vực này. Thị trường thanh toán điện tử ngày càng trở nên cạnh tranh, với hơn 40 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phi ngân hàng.
Dự báo, tương lai của lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam phụ thuộc một phần lớn vào sự hỗ trợ đáng kể từ nhà nước. Một đề án đặc biệt đã được phê duyệt cho giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt, với những cải thiện về an ninh và quyền riêng tư, đồng thời dễ tiếp cận hơn cho người dân ở mọi khu vực, bao gồm cả nông thôn, vùng sâu vùng xa và miền núi.
Đề án nhằm mục đích tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt lên tới 25% GDP và tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử lên đến 50% vào năm 2025. Đề án này cũng nhằm cố gắng giảm thiểu khoảng cách tài chính toàn diện hiện tại. Ngoài ra, Bộ Tài chính, phối hợp với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV), đã tạo ra một sandbox cho sự phát triển hơn nữa của hệ sinh thái tài chính. Chương trình thí điểm theo quy định sẽ cho phép các công ty từ các lĩnh vực FinTech khác nhau tham gia, bao gồm cho vay P2P, tín dụng thanh toán và định danh điện tử (eKYC).