Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục

Thứ tư, 09/02/2022 | 14:28 Theo dõi CFĐT trên

Năm 2021, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng 27% lên mức cao nhất lịch sử 859,1 tỷ USD. Điều này cho thấy sức mạnh kinh tế cũng như sự phụ thuộc lớn của quốc gia này vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.

tham-hut-thuong-mai

Bộ Thương mại Mỹ ngày 8/2 cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2021 đã vượt qua mức kỷ lục cũ 763,53 tỷ USD thiết lập vào năm 2006. Dữ liệu về cán cân thương mại hàng năm không điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ bắt đầu được thống kê từ năm 1960.

Trong đó, thâm hụt thương mại năm 2021 của Mỹ với Trung Quốc tăng 14,5% so với năm trước lên 355,3 tỷ USD – đảo chiều so với mức giảm sau các chính sách nhằm giảm thâm hụt thương mại của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dù vậy, thâm hụt với Trung Quốc của Mỹ năm ngoái vẫn thấp hơn mức kỷ lục 418,2 tỷ năm 2018, khi ông Trump lên làm Tổng thống.

Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2020 và 2021 giảm khoảng 5% so với tổng năm 2018 và 2019, hai năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trong khi đó, nhập khẩu của nước này từ các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á tăng đáng kể trong đại dịch. Cụ thể, nhập khẩu từ Việt Nam tăng 57% trong năm 2020-2021 so với năm 2018-2019 nhờ nhu cầu đồ điện tử và nội thất tăng. Nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Malaysia cũng tăng ở mức 2 con số trong giai đoạn này.

Xem thêm: Các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả trong đại dịch Covid-19

Thâm hụt thương mại Mỹ qua các năm - Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ/WSJ
Thâm hụt thương mại Mỹ qua các năm - Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ/WSJ

Trong khi đó, theo phân tích của Chad Bown, thành viên cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung Quốc mới chỉ mua 57% giá trị hàng hóa và dịch vụ được cam kết trong năm 2020 và 2021 theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký kết vào tháng 1/2020 với chính quyền Tổng thống Trump.

Thâm hụt thương mại tăng mạnh diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy thoái do đại dịch Covid-19 năm 2020. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,6% trong năm 2021, cao hơn hầu hết các nước phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình dự báo là khoảng 5%.

Xem thêm: Xuất nhập khẩu lập kỷ lục: Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

Trong năm 2021, người tiêu dùng Mỹ đã chi mạnh tay cho các mặt hàng nhập khẩu như máy tính, máy trò chơi và đồ nội thất với tiền hỗ trợ từ chính phủ, trong khi ít chi tiêu cho du lịch ăn uống do lo ngại dịch bệnh. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp Mỹ, cũng như giá năng lượng và thực phẩm tăng cũng góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu của nước này.

“Hoạt động kinh tế gia tăng, giá cả tăng và nền kinh tế Mỹ tăng trưởng, tất cả góp phần làm tăng nhập khẩu và tăng thâm hụt thương mại”, Jake Colvin, Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia - một nhóm đại diện cho nhiều doanh nghiệp Mỹ, phân tích.

Theo Colvin, Washington phải tạo ra con đường dẫn tới mối quan hệ thương mại mới với Trung Quốc ngoài thỏa thuận của chính quyền Trump, bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thân thiện và giảm gánh nặng thuế quan cho doanh nghiệp Mỹ bằng cách xây dựng một quy trình loại trừ thuế quan tổng thể.

Thâm hụt thương mại lớn liệu có phải một vấn đề đáng lo ngại hay không vẫn là vấn đề được các nhà kinh tế tranh luận. Theo các nhà phân tích, sự gia tăng thâm hụt thương mại gần đây phù hợp với sức mạnh nội tại của nền kinh tế Mỹ, bao gồm đầu tư kinh doanh mạnh, chi tiêu tiêu dùng ngày càng tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, việc này cũng cho thấy Mỹ đang mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn là bán ra - điều mà những người phản đối cho là có thể gây ra các vấn đề về an ninh quốc gia.

Xem thêm: 'Gã khổng lồ' Alibaba tái cấu trúc mảng thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Đồng loạt kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Đồng loạt kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, giám sát tổng cộng 433/597 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022

Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022

Trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
An Giang: Nhiều cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động

An Giang: Nhiều cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động

Theo Cục quản lý thị trường tỉnh An Giang, hiện có một số cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do không còn hàng để bán cho người tiêu dùng.
Thủ tướng: Làm cao tốc theo hướng thẳng, ngắn nhất, không bám theo khu dân cư

Thủ tướng: Làm cao tốc theo hướng thẳng, ngắn nhất, không bám theo khu dân cư

Thủ tướng lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư để giảm khâu GPMB, giảm chi phí, tạo không gian phát triển mới…
Nên hay không việc mua bạc ngày vía Thần tài?

Nên hay không việc mua bạc ngày vía Thần tài?

Việc mua vàng vào ngày lễ Thần tài đã trở thành một thông lệ quen thuộc tại thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, một câu hỏi luôn được mọi người “săn lùng” đáp án trong dịp này là liệu mua bạc ngày Thần tài có tốt không?
Vốn hoá Facebook tụt dưới 600 tỷ USD, trong cái rủi có cái may?

Vốn hoá Facebook tụt dưới 600 tỷ USD, trong cái rủi có cái may?

Cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook đã giảm chóng mặt kể từ thời điểm công bố kết quả kinh doanh cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, mức vốn hoá tụt dưới 600 tỷ USD có thể mang đến cho “gã khổng lồ” công nghệ này một tin tốt: Công ty có thể tránh được phạm vi giám sát của một đạo luật chống độc quyền mới đang trong quá trình soạn thảo.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp