Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sửa đổi một số nội dung liên quan đến quy định về giao đất, cho thuê đất đối với các đối tượng sử dụng đất có yếu tố nước ngoài, trong đó bổ sung trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất với “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài…”
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 240 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 156 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.
Đề cập nội dung chính sách quản lý và sử dụng đất liên quan đến nước ngoài của dự thảo Luật, ông Đào Trung Chính cho biết, từ những vấn đề vướng mắc đặt ra trong thực tiễn, dự thảo Luật đã rà soát, chỉnh lý một số nội dung về người sử dụng đất, về giao đất, cho thuê đất; hạn chế tiếp cận đất đai theo đối tượng sử dụng đất liên quan đến quốc phòng, an ninh; quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Về người sử dụng đất, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai, Điều 6 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định cụ thể đối tượng sử dụng đất có liên quan đến yếu tố nước ngoài gồm: Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng sửa đổi một số nội dung liên quan đến quy định về giao đất, cho thuê đất đối với các đối tượng sử dụng đất có yếu tố nước ngoài.
Cụ thể, bổ sung vào trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất ở do được bồi thường hoặc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này”. Đồng thời, tiếp tục quy định trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê” như pháp luật hiện hành (Điều 58).
Cho ý kiến về vấn đề này tại buổi Tọa đàm "chuyên gia đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi)" do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức ngày 28/9, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một số ý kiến cho rằng, về cơ bản dự thảo Luật giữ ổn định như hiện hành. Tuy nhiên có bổ sung thêm các quy định để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo bình đẳng với các tổ chức kinh tế trong nước như về xử lý đất ngoại giao khi không còn nhu cầu sử dụng.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế trong nước được quy định tại Điều 204 và Điều 218 của dự thảo Luật.
Theo đó, bổ sung quyền đối với trường hợp thuế đất trả tiền hàng năm, theo hướng cho phép chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê và bổ sung “quyền thuế trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”.
Các ý kiến nhận thấy, quy định này nhằm thể chế chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 18-NQ/TW về “đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất”, “cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm”.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài trong dự thảo Luật để đồng bộ với các quy định liên quan đến nước ngoài đang được các Luật có liên quan quy định.
Cụ thể, bổ sung việc sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng lại không phải là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện đang không đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nội dung này có liên quan đến chính sách thu hút đầu tư, phát triển thị trường bất động sản, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có đầy đủ căn cứ chính trị quy định về nội dung này.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế trong nước được quy định tại Điều 204 và Điều 218 của dự thảo Luật.
Theo đó, bổ sung quyền đối với trường hợp thuế đất trả tiền hàng năm, theo hướng cho phép chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê và bổ sung “quyền thuế trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”.
Các ý kiến nhận thấy, quy định này nhằm thể chế chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 18-NQ/TW về “đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất”, “cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm”.
Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần đánh giá tính tương thích của dự thảo Luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên như WTO, CPTPP, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...
Một số đại biểu đề nghị bổ sung việc sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng lại không phải là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện đang không đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nội dung này có liên quan đến chính sách thu hút đầu tư, phát triển thị trường bất động sản, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có đầy đủ căn cứ chính trị quy định về nội dung này.
Ngày 28/9, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản với sự tham dự của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia uy tín.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với “dự án khu đô thị, nhà ở thương mại” tại Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức, điều kiện tài chính tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khi Mỹ mạnh tay nâng lãi suất và đồng bạc xanh tăng giá.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.