Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó nêu rõ một số vấn đề quan trọng, nhạy cảm cần đặc biệt nghiên cứu cẩn trọng...
Theo Thông báo, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ TN&MT tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Ban chỉ đạo; rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bám sát chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kết luận của Ban cán sự đảng Chính phủ (Thông báo số 952-TB/BCSĐCP ngày 20/7/2022).
Phó Thủ tướng lưu ý, về chuyển nhượng, thế chấp "quyền thuê trong hợp đồng thuê đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm: Dự thảo Luật quy định về "quyền thuê trong hợp đồng thuê đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm" được chuyển nhượng, thế chấp là phù hợp tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW về thương mại hóa quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cần có đánh giá tác động, rà soát chặt chẽ các điều kiện thực hiện để vừa tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch trên thị trường, nhưng cũng tránh bị lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Về tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài: Việc quy định điều kiện tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong dự thảo Luật là cần thiết, Bộ TN&MT cần cụ thể hóa trong các quy định liên quan như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất… trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước để quy định phù hợp với thực tiễn của nước ta.
Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an nghiên cứu thêm về nội dung này để góp ý vào dự thảo Luật bảo đảm chặt chẽ, khả thi.
Về thành lập quỹ hỗ trợ cho người bị thu hồi đất thuộc đối tượng hạn chế khả năng lao động: Nội dung này liên quan đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội và tổ chức bộ máy tại địa phương, vì vậy cần tiếp tục cân nhắc theo hướng chỉ quy định nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ trong luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về các chính sách hỗ trợ cụ thể trên nguyên tắc không quy định về tổ chức bộ máy trong luật.
Về bổ sung trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp phải dành một tỷ lệ diện tích đất để Nhà nước thực hiện các chính sách về đất đai: Dự thảo Luật quy định chủ đầu tư phải dành quỹ đất để UBND cấp tỉnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường thuê đất là cần thiết (chủ đầu tư không phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và được hoàn trả chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng đối với diện tích đó). Tuy nhiên, nên giao quyền chủ động cho địa phương để xác định quỹ đất này phù hợp với thực tế, đồng thời cần nghiên cứu cơ chế bảo đảm các doanh nghiệp được tiếp cận công khai, công bằng, tránh "xin - cho".
Về việc mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp: Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp. Quy định này phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW và bối cảnh hiện nay, đồng thời giao HĐND cấp tỉnh quy định hạn mức cụ thể để phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Dự thảo Luật quy định không hạn chế tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (Luật Đất đai hiện hành quy định các đối tượng này không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa) là phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là một nội dung lớn, nhạy cảm, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của quy định này vì nguy cơ người nông dân sẽ không có đất để sản xuất, gây hệ quả lâu dài cho xã hội.
Về cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại: Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 18-NQ/TW. Tuy nhiên, tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 18-NQ/TW là chủ yếu thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, đề nghị Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng cần phải đánh giá thêm tác động đối với nội dung này.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm chất lượng; tổ chức các hội thảo, bổ sung nội dung xin ý kiến (đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, thu hồi, bồi thường,…) theo 2 phương án để lấy ý kiến rộng rãi; xây dựng kế hoạch thực hiện bảo đảm tiến độ trình Quốc hội;
Bổ sung đại diện Bộ Tư pháp làm Phó Trưởng ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan khẩn trương nghiên cứu dự thảo Luật, gửi ý kiến về Bộ TN&MT tổng hợp, hoàn thiện dự án Luật; Bộ Tư pháp chủ động, phối hợp với Bộ TN&MT trong quá trình thẩm định dự án Luật bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Chính phủ.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng thị trường đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”. Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có nhiều tín hiệu tích cực.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Hội thảo "Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022" do Tạp chí Tài chí doanh nghiệp tổ chức sáng nay.
CTCK Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI) gần đây đã đưa ra công bố quyết định ngày 18/8 đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 30%.
AMTD Digital Inc., một công ty có trụ sở tại Hồng Kông, vừa mới niêm yết tại New York cách đây chưa đầy ba tuần nhưng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh đến mức vốn hóa của cổ phiếu loại A và loại B hơn 203 tỷ USD vào giữa tuần này.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.