Để đảm bảo nguồn thu ngân sách trong những tháng cuối năm, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế, chi cục thuế rà soát các lĩnh vực còn tiềm năng, các lĩnh vực phát triển tốt trong điều kiện dịch bệnh (thương mại điện tử, kinh doanh online, chứng khoán, bất động sản…), nhất là tại các TP lớn.
Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý tháng 9/2021 đạt 52.000 tỷ đồng, bằng 4,7% so với dự toán và chỉ bằng 55,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước đạt 48.600 tỷ đồng, bằng 4,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 53,4% so với cùng kỳ.
Lý giải rõ hơn về vấn đề này, Tổng cục Thuế cho biết, mặc dù thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đầu năm 2021 vẫn bám sát dự toán được giao, nhưng nguồn tăng thu tập trung chủ yếu trong 4 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát với mức độ lây nhiễm mạnh của các chủng virus mới, diễn biến phức tạp tại một số địa bàn trọng điểm kinh tế và có nhiều khu công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ khiến các cơ sở thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ đã có những ảnh hưởng đến kinh tế và số thu NSNN.
Trong đó, thu thuế phí nội địa (loại trừ yếu tố gia hạn) từ mức tăng 19,6% của 4 tháng đầu năm 2021, đến tháng 7 giảm 10,8%, tháng 8 giảm 21%, tháng 9 ước giảm 26,5% so với cùng kỳ. Về quy mô, số thu thuế, phí nội địa (loại trừ yếu tố gia hạn) không kể khoản thu phát sinh theo quý cũng đang giảm mạnh qua từng tháng.
Đáng chú ý do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 CT-TTg tại TP. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh, thành phố phía Nam nên thu từ lệ phí trước bạ tại các tỉnh này giảm rất sâu. Tháng 8 giảm 56,5%, tháng 9 giảm 48,5% so với cùng kỳ. Không chỉ có vậy, để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn của đại dịch, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong năm 2021, ngày 19/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc thực hiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho trong năm 2021, theo đó sẽ gia hạn thuế GTGT phải nộp từ tháng 3 đến tháng 8/2021, thuế GTGT quý I và quý II/2021, thuế TNDN tạm nộp quý I và quý II/2021, gia hạn tiền thuê đất kỳ 1 năm 2020 cho các DN và gia hạn thuế GTGT, TNCN năm 2021 đối với hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Có thể nhận thấy, những giải pháp này cũng đã ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách. Ước thực hiện tháng 9, tổng số tiền cơ quan thuế tiếp tục thực hiện gia hạn tiền thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 khoảng 4.000 tỷ đồng (thuế GTGT phải nộp của kỳ khai thuế tháng 8/2021).
Lũy kế hết 9 tháng đầu năm, cơ quan thuế thực hiện gia hạn với tổng số tiền thuế, tiền thuê đất gia hạn là khoảng 78.501 tỷ đồng trong đó: thuế GTGT là khoảng 44.916 tỷ đồng, thuế TNDN khoảng 30.887 tỷ đồng, thuế GTGT và TNCN của hộ khoảng 327 tỷ đồng, tiền thuê đất là khoảng 2.371 tỷ đồng.
Rà soát các lĩnh vực tiềm năng, đảm bảo nguồn thu ngân sách thuế
Theo Tổng cục Thuế, đến thời điểm hiện nay, một số địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh đã dần nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ xuống thực hiện theo Chỉ thị số 15, tuy nhiên số lượng người nhiễm bệnh giảm chậm, diễn biến tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp do đó, thu NSNN trong quý IV/2021 dự báo vẫn còn rất nhiều khó khăn, rủi ro.
Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ giao ở mức cao nhất, từ nay đến cuối năm, cơ quan thuế các cấp sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế theo tinh thần Nghị quyết số 02-2021/NQ-CP của Chính phủ; Tổ chức tuyên truyền kịp thời đối với các chính sách miễn, giảm thuế sau khi Chính phủ ban hành Nghị định, khẩn trương đưa chính sách vào cuộc sống, hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế có thêm nguồn lực để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tổng cục Thuế cho biết, để đảm bảo nguồn thu ngân sách trong những tháng cuối năm, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế, chi cục thuế tăng cường công tác quản lý, phát hiện các trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi để trốn thuế, tránh thuế, dây dưa, chây ỳ nợ thuế...; rà soát các lĩnh vực còn tiềm năng, các lĩnh vực phát triển tốt trong điều kiện dịch bệnh (thương mại điện tử, kinh doanh online, chứng khoán, bất động sản…) nhất là tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư.
Song song với đó, các cơ quan thuế địa phương sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, trao đổi thông tin với văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương... để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục để triển khai nhanh đối với các dự án, kịp thời đôn đốc các nguồn thu từ đất đai vào NSNN.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để rà soát, đôn đốc thu NSNN đối với các nguồn thu thuộc ngân sách trung ương như: thu từ dầu, khí, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại, các khoản thu từ phí, lệ phí, thu từ đất đai, thu từ chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách trung ương.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
Kết thúc quý 3/2021, thị trường niêm yết tại HNX đã ghi nhận những bước đột phá so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng khối lượng giao dịch thị trường đạt hơn 9,41 tỷ cổ phiếu (tăng 172,1% so với quý 3/2020), giá trị giao dịch tương ứng đạt 212,99 nghìn tỷ đồng (tăng 393% so với quý 3/2020).
Số thu nội địa do ngành thuế thực hiện trong tháng 9 đạt 60,5 nghìn tỷ đồng (trong đó có khoảng 3 nghìn tỷ thu phát sinh), giảm khoảng hơn 9 nghìn tỷ đồng so với tháng 8/2021. Nếu không tính khoản thu phát sinh thì số giảm này lên tới khoảng 12 nghìn tỷ đồng.
Dự báo, đến 01 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão Compasu ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.