“Chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nên nguyên tắc là phải tôn trọng quy luật thị trường, tôn trọng quyền định đoạt về vấn đề giá cả của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia thị trường..." - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý cho Dự án Luật Giá...
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi), thẩm tra Dự thảo Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, việc quản lý giá trong một số lĩnh vực đặc thù như đất đai, y tế… sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật Đất đai, Luật Khám chữa bệnh…, vì vậy, cần dẫn chiếu cụ thể để tạo sự minh bạch, dễ tiếp cận.
Thường trực Ủy ban cũng cho rằng, dự thảo Luật chưa bảo đảm tính cụ thể, trong số 72 điều, có đến 13 điều giao Chính phủ, trong đó có nhiều nội dung thuộc phạm vi quy định của Luật.
Các đại biểu cũng nêu rõ, dự thảo Luật chưa bảo đảm tính bao quát; một số nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến hiệu quả, minh bạch trong quản lý giá chưa được quy định rõ, như: Tiêu chí cụ thể về hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá; căn cứ xác định danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá; Các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, bao gồm thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội… chưa được quy định;
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong các trường hợp kinh doanh trên nền tảng số chưa được đề cập; Chế độ trách nhiệm trong thẩm định giá nhà nước chưa rõ ràng; Công tác hậu kiểm, việc phòng ngừa các sai phạm trong thẩm định giá chưa đầy đủ.
Tham gia thảo luận về dự án Luật, có ý kiến cho rằng, phạm vi sửa đổi của Luật Giá có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, liên quan đến nhiều Luật sẽ sửa đổi trong thời gian tới, vì vậy cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về quản lý nhà nước về giá, hạn chế việc phân công quá cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, vì những điều này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần chú ý về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Giá, có thể bao trùm các lĩnh vực; không can thiệp quá sâu vào một thị trường, đảm bảo thống nhất, cụ thể, tường minh...
Cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Giá và dự thảo Luật có nhiều điểm không khớp, chưa thuyết phục, đồng thời đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát kỹ lưỡng báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Giá, đảm bảo những thay đổi trong dự thảo Luật cải thiện, giải quyết những tồn tại tương ứng đã nêu trong báo cáo tổng kết, tăng tính thuyết phục cho dự án Luật.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, sửa đổi Luật Giá là một dịp để đánh giá căn cơ về quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Trước đây, Bộ Tài chính phụ trách toàn bộ công tác này, bao gồm cả giá điện, giá thuốc, giá năng lượng, giá đất… Hiện nay, Bộ Tài chính chỉ giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, còn giá cụ thể thì phân cấp cho các Bộ, ban, ngành khác.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc chuyển đổi này đem đến kết quả tích cực, tuy nhiên cần đánh giá thêm việc chuẩn bị tâm thế và lực lượng để thực hiện công tác điều hành giá ở các Bộ chuyên ngành, nhất là với những Bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát lại đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá, từ công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện… từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, việc đánh giá phân công, phân cấp về thẩm quyền chưa thấu đáo, từ đó dẫn đến sửa đổi Luật chưa được thuyết phục, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ điểm này.
“Chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nên nguyên tắc là phải tôn trọng quy luật thị trường, tôn trọng quyền định đoạt về vấn đề giá cả của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, để tránh xâm phạm quyền lợi của các chủ thể.” – Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến và nhấn mạnh, việc thay đổi phân công, phân cấp, phân quyền phải thực hiện theo nguyên tắc, không tùy tiện, vì vậy, cần có đánh giá thực tiễn đầy đủ, đảm bảo các quy định của Luật phù hợp với thực tiễn.
Thảo luận về các hành vi bị cấm trong dự thảo Luật, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong thực tiễn, việc gửi xin ý kiến của các Bộ chuyên ngành theo nội dung chuyên môn để có thẩm định giá là tương đối khó khăn, thường không trả lời, hoặc trả lời không kịp thời, gây khó khăn cho công tác điều hành, quản lý.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiến nghị bổ sung hành vi “không trả lời, chậm trả lời các kiến nghị đề xuất liên quan đến chuyên ngành của các địa phương” vào các hành vi bị cấm, để tăng cường việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn.
Với quy định về công bố thông tin, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cùng một số đại biểu cho rằng quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn. Tổng Thư ký đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét sửa đổi cho cụ thể tường minh hơn, để các cơ quan địa phương dễ dàng triển khai áp dụng, đảm bảo tạo được hiệu quả trong thực tiễn.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, hiện nay các nhà thầu xây dựng đang rất khó khăn vì đơn giá định mức còn quá lạc hậu, bất cập, “có những cái đơn giá mà chúng ta đưa ra chỉ bằng 1/3 so với thực tế thực hiện.”
Phát biểu tại Tọa đàm cao cấp của Diễn đàn kinh tế xã hội Việt Nam năm 2022, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, cần sớm có cơ chế bảo vệ quyền bình đẳng cho các nhà thầu xây dựng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, chỉ cần một quyết định hành chính có thể làm mất đi hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ thông qua chuyển mục đích sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Do vậy, cần có cơ chế bịt lỗ hổng này…
Mặc dù lạm phát tại Nhật Bản lập đỉnh trong vòng 8 năm trở lại đây, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đều đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch hôm nay.
Chủ tịch CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) - ông Nguyễn Miên Tuấn cùng vợ và một thành viên HĐQT đã mua vào hơn 17 triệu cổ phiếu VDS trong phiên giao dịch 14/9 vừa qua.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.