Gần đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) thông qua phương án thoái vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương từ quý III/2022.
Gần đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) thông qua phương án thoái vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương từ quý III/2022.
Theo đó, Dệt may Việt Nam chấp thuận kế hoạch thoái vốn 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 19,15% vốn điều lệ tại CTCP Dệt may Liên Phương với giá khởi điểm 19.800 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến từ quý 3/2022.
Nếu số cổ phiếu được bán hết, VGT có thể thu về tối đa 89,1 tỷ đồng từ thương vụ. Được biết, đây là đợt chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá. Đối với trường hợp chào bán không thành công, Ban điều hành sẽ báo HĐQT của tập đoàn trước khi bán thỏa thuận.
Thông tin thêm, Dệt may Liên Phương được thành lập từ năm 1960, tiền thân là công ty Kỹ nghệ tơ sợi Liên Phương Công ty - Lysyntex, chuyên sản xuất vải dệt thoi từ sợi tổng hợp (polyester, nylon,…). Giai đoạn 2013 - 2019, công ty tái cơ cấu sản xuất; sáp nhập với Vinatex ITC và đổi tên thành CTCP Dệt may Liên Phương như hiện tại.
Hiện doanh nghiệp này đang hiện sở hữu hai nhà máy chính là Nhà máy may veston VITC Garment (thuộc VITC Garment Co., LTD) với công suất 600.000 bộ/năm và Nhà máy sản xuất vải len, công suất 6 triệu m/năm.
Xem thêm: Louis Holdings thoái vốn tại TGG
Về Vinatex, sau khi thoái vốn tại dệt may Liên Phương, tập đoàn sẽ còn 7 công ty con và 12 công ty liên kết.
Ông lớn trong ngành dệt may cũng công bố BCTC hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần 4.900 tỷ đồng, tăng 45%. Công ty cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 200 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
VGT cho biết, nhờ tận dụng được các lợi thế của thị trường từ cuối năm 2021, hầu hết các đơn vị sợi của Tập đoàn đã có được các đơn hàng với giá bán tốt, cộng thêm việc dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị đã đưa ra những quyết sách phù hợp, dự trữ được lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả rất tích cực.
Ngoài ra, đầu năm 2022, các đơn vị may trong Tập đoàn cũng mang lại những kết quả rất tích cực do dịch bệnh đã được kiểm soát, các đơn vị may đã ổn định lao động, ổn định sản xuất với đơn hàng gia tăng.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều ngày 4/7, cổ phiếu VGT đang đứng tại mức 17.900 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm: EVS: Nhóm cổ phiếu ngành thủy sản và dệt may đáng để đầu tư trong quý II/2022