Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may và da giày, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thứ năm, 29/12/2022 | 14:45 Theo dõi CFĐT trên

Chiều ngày 28/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã chủ trì cuộc giao ban tháng 12/2022 giữa Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, các hiệp hội, doanh nghiệp dệt may, da giày, logistic và thủ trưởng một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ

Trong bối cảnh các ngành dệt may, da giày đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, xu hướng các thị trường, các thách thức và cơ hội trong năm 2023 cũng như những yêu cầu mới đặt ra trong dài hạn đối với các ngành dệt may và da giày.

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất đánh giá tình hình kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục diễn biến khó khăn, phức tạp. Dệt may, da giày là các ngành đối diện trực tiếp với các khó khăn trong ngắn hạn về thu hẹp thị trường, sụt giảm đơn hàng và đơn giá, khó khăn nội tại về nguồn vốn, chi phí đầu vào, logistic, nguồn lao động... Về dài hạn, dệt may và da giày đứng trước các thách thức lớn về yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất theo hướng bền vững, xanh, tuần hoàn và đáp ứng các quy định mới liên quan đến lao động, nguồn gốc xuất xứ, khả năng tái chế của sản phẩm từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU. Bên cạnh đó, dệt may và da giày của Việt Nam cũng gặp phải cạnh tranh lớn từ một số nước đang phát triển hiện đang đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh phục hồi kinh tế và thực hiện hiệu quả chiến lược “xanh hóa” các nhà máy sản xuất.

Các hiệp hội, doanh nghiệp đề nghị các Cơ quan đại diện tiếp tục chia sẻ thông tin, cảnh báo rủi ro về thị trường, kết nối giao thương, hợp tác đầu tư với các đối tác, góp phần duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong đáp ứng các yêu cầu, quy định mới về nguyên liệu, công nghệ, lao động... và phát triển bền vững. Các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện nghiên cứu, tư vấn về các vấn đề mang tầm chiến lược như xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Việt Nam, thu hút nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, duy trì sự hiện diện của các tập đoàn lớn tại Việt Nam, đa dạng hoá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam ngoài các lợi thế truyền thống như lao động, chính sách thu hút đầu tư và các FTA.

Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá hiệu quả để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt Nam ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU; nghiên cứu thành lập trung tâm nghiên cứu về đổi mới dệt may và da giày với một số đối tác phù hợp; tăng cường trao đổi đoàn doanh nghiệp gắn với các dịp kỷ niệm năm tròn, năm chẵn quan hệ ngoại giao; hợp tác với các doanh nghiệp sở tại để đưa sản phẩm Việt Nam vào các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị tại các thị trường tiềm năng; tận dụng hiệu quả hơn nữa các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP và tiếp tục trao đổi với các đối tác thành viên để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các hiệp định; tăng cường tham gia các sự kiện hội chợ, triển lãm về dệt may, da giày ở các nước... Các Cơ quan đại diện cũng mong muốn nhận được các đề nghị cụ thể để triển khai hỗ trợ hiệu quả nhu cầu của các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước.

Trên cơ sở các ý kiến, đề xuất thực chất, cụ thể của các đại biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề nghị các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện bám sát tình hình, theo dõi triển vọng kinh tế sở tại, các diễn biến, điều chỉnh chính sách về thương mại, lao động, quản trị tại thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để thông tin cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước. Các Cơ quan đại diện cần nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam trong xử lý các thách thức, yêu cầu về phát triển bền vững. Thứ trưởng chỉ đạo các Cơ quan đại diện đặc biệt chú trọng tiếp cận các nguồn thông tin mang tầm vĩ mô, chiến lược, dài hạn để tham mưu, đóng góp cho Chính phủ, các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp trong nước để có các điều chỉnh, ứng xử phù hợp.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các cuộc giao ban định kỳ có sự tham dự của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để tập trung tháo gỡ các khó khăn của các ngành, lĩnh vực trọng điểm, góp phần cụ thể hoá phương châm lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần trở lại đây

Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần trở lại đây

Giá dầu toàn cầu hôm qua (27/12) đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - Trung Quốc tuyên bố chấm dứt một số biện pháp kiềm chế nghiêm ngặt nhất liên quan đến Covid-19. Diễn biến này đã thúc đẩy hy vọng về một sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu.
Thương mại giữa Nga và các quốc gia CIS đạt 100 tỷ USD

Thương mại giữa Nga và các quốc gia CIS đạt 100 tỷ USD

Thương mại giữa Nga và các thành viên khác của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG hay CIS) sẽ lên tới 100 tỷ USD vào cuối năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Thanh tra xăng dầu: Nhiều doanh nghiệp gian dối để được làm đầu mối

Thanh tra xăng dầu: Nhiều doanh nghiệp gian dối để được làm đầu mối

Đoàn thanh tra miền Trung của Bộ Công Thương phát hiện rất nhiều doanh nghiệp xăng dầu - để được trở thành thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu xăng dầu đã có hành vi gian dối trong việc công bố số lượng đại lý, tổng đại lý, hoặc cửa hàng bán lẻ.
3 điểm sáng đầu tư bất động sản tại châu Á

3 điểm sáng đầu tư bất động sản tại châu Á

Lạm phát tăng cao đi kèm với các dấu hiệu suy thoái kinh tế tại Mỹ và Châu Âu đã và đang phủ lên bức tranh thị trường bất động sản toàn cầu gam màu ảm đạm. Tuy nhiên, tại một số thị trường tại Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, câu chuyện phát triển và những điểm sáng của thị trường vẫn có thể tìm thấy.
Phố Wall và Fed thất bại trong việc dự đoán nền kinh tế 2022

Phố Wall và Fed thất bại trong việc dự đoán nền kinh tế 2022

Các nhà hoạch định chính sách của Fed và các chuyên gia hàng đầu ở Phố Wall đều từng đưa ra những phán đoán sai lầm về kinh tế 2022. 
Chứng khoán ngày 29/12: Áp lực bán gia tăng trong phiên ATC

Chứng khoán ngày 29/12: Áp lực bán gia tăng trong phiên ATC

Sau hai phiên liên tiếp phục hồi tăng điểm thì phiên giao dịch hôm nay (29/12) thị trường ghi nhận diễn biến giằng co và rung lắc phần lớn khoảng thời gian trong phiên.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp