Hình thức bán hàng Online với hình thức livestream nở rộ và trở thành cuốn hút khi tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng ở Việt Nam và trên thế giới. Thế nhưng, cho đến khi dịch bệnh đã được kiểm soát và trở về trạng thái bình thường hoá, thì chúng ta nhận ra rằng việc để nông dân bán nông sản qua livestream đã hữu ích hơn bao giờ hết và sẽ trở thành nền tảng cốt lõi của xu thế hiện đại.
Hình thức livestream giới thiệu sản phẩm không còn xa lạ, khi mà gần đây có rất nhiều sự kiện Livestream bán các mặt hàng nông sản. Thông qua hình thức bán hàng này, đã giúp cho người nông dân, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá được những sản phẩm đặc sản ở địa phương mình với khách hàng khắp các vùng miền trong cả nước.
Vào mùa vải thiều tháng 6, lần đầu tiên nông dân Lục Ngạn livestream (phát sóng trực tiếp, một chức năng hỗ trợ bán hàng trực tuyến) bán vải thiều, đánh dấu bước tiến về nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều, mở hướng đi mới cho tiêu thụ nông sản của Bắc Giang nói chung.
Đó là buổi livestream 40 phút của gia đình chị Đỗ Thị Vân, thu hút khoảng 20 nghìn người xem. Buổi livestream trên do sàn thương mại điện tử Sendo phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) hợp tác tổ chức theo chương trình "Chung tay ủng hộ vải Lục Ngạn, Bắc Giang", đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Giang.
Hay như dịp tháng 6/2021, NSƯT Xuân Bắc đã livestream bán nông sản hỗ trợ bà con nông dân. Trong vòng 1 giờ, anh đã chốt được 4.000 đơn hàng. Chương trình livestream đó trong khuôn khổ chương trình "Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch" do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Đối với thị trường nước ngoài, có thể kể đến câu chuyện của anh Jin Guowei – người Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc). Với nghệ danh Brother Pomegranate, anh Jin Guowei hiện là nhân vật nổi tiếng trên Internet với 7,3 triệu lượt theo dõi và 300 triệu nhân dân tệ (46 triệu USD) doanh thu vào năm 2020. Anh từng bán được 6 triệu nhân dân tệ tiền lựu trong 20 phút, vượt qua được cảnh nợ nần và trở thành một triệu phú bán hàng qua livestream có tiếng ở Trung Quốc.
Anh Jin Guowei bán đủ loại nông sản, từ bí ngô mini đến đào rừng, với nhiều loại do người dân trong làng trồng. Khi livestream tương tác với 2,5 triệu người hâm mộ Douyin từ cánh đồng của gia đình, mọi người có thể vừa xem anh thu hoạch mùa màng, vừa có thể nhấn vào một liên kết trên màn hình để mua sản phẩm.
Các doanh nghiệp có nên tiên phong?
Đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam mô hình này đã được nhiều người ứng dụng phổ biến và chứng minh được tính hiệu quả thực sự về doanh thu và sự tiết giảm được chi phí marketing, chi phí bán hàng.
Tuy nhiên, dường như chưa có hoặc chưa có nhiều các doanh nghiệp tiên phong “lấn sân” vào đầu tư lĩnh vực này một cách chuyên nghiệp và chính thức. Điều này có thể hiểu được, bởi dù sao đó cũng là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về sự đầu tư bao gồm cả vốn, kĩ thuật, các kinh nghiệm bắt kịp xu thế. Trong khi đó, mức lợi nhuận từ doanh thu đem lại ban đầu có thể chưa thực sự cao, bởi các doanh nghiệp sẽ chỉ đóng vai trò như một trung gian liên kết cho hoạt động bán hàng của người nông dân có nông sản. Như thế, người nông dân là người có được lợi đầu tiên và sự lợi thế về doanh thu cũng ở phía người nông dân, chứ không phải là doanh nghiệp. Có thể đó là một phần lý do các doanh nghiệp chưa thực sự hào hứng với mô hình này.
Chia sẻ về vấn đề này, Bà Hoàng Hà Lê Chi – Giám đốc Công ty TNHH Xúc Tiến Thương Mại & Chuyển Đổi Số Quốc Gia cho rằng: “Đó thực sự là một thử thách đối với doanh nghiệp, vì các chi phí tổ chức ra một buổi livestream sẽ rất lớn, nhưng hiệu quả của bán hàng và sau bán hàng chỉ thực sự xác định được khi buổi livestream diễn ra và các hoạt động sau đó. Nên doanh nghiệp sẽ buộc phải đối mặt với rủi ro rất nhiều.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà không dám tiên phong. bà Hoàng Hà Lê Chi cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp không dám làm thì nông dân càng không dám làm. Bởi thế, bà chủ trương xác định cho doanh nghiệp của chính mình trở thành một “phép thử” và chấp nhận rủi ro: “Nếu thất bại tôi cũng mãn nguyện vì đó là cách mà chúng tôi đang chung tay nỗ lực đưa nông sản Việt lên một tầm cao mới”.
Công ty TNHH Xúc Tiến Thương Mại & Chuyển Đổi Số Quốc Gia đang quyết tâm trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong để khởi động cho một lĩnh vực mạnh, để doanh nghiệp đồng hành cùng người nông dân bán nông sản qua nền tảng livestream trên mạng xã hội. Với các lợi thế về vốn đầu tư, công nghệ, sự nhạy bén với xu thế và đặc biệt là khả năng về quản lý, đào tạo đội ngũ nhân sự KOL’s, KOC; Đồng thời có đủ các nguồn lực để đồng hành và hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp khác có thể quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc sản tới tay người tiêu dùng bằng các phương thức tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Đẩy mạnh các chiến lược quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm đặc sản nội địa ra thị trường nước ngoài, nâng cao giá trị và chất lượng cho sản phẩm của Việt Nam.
Bởi vì, đánh giá trên góc nhìn phát triển kinh tế chung, thì việc nông dân bán hàng qua livestream đã thực sự trở thành một xu thế hữu dụng chứ không đơn thuần chỉ là một giải pháp trong mùa dịch nữa.
Chỉ hai ngày sau khi mua vào hơn 900.000 cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC), các quỹ ngoại thuộc Dragon Capital đã bán ra 700.000 cổ phiếu DGC.
Mới đây, HĐQT CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (HOSE: BAF) đột ngột phát đi thông báo về kế hoạch tạm rút hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ năm 2022.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.