Nở rộ các chiêu trò lừa đảo online mùa dịch COVID-19

Chủ nhật, 19/09/2021 | 07:47 Theo dõi CFĐT trên

Lợi dụng mạng xã hội (facebook, Zalo..); giả mạo các app ví điện tử, trang web, nhân viên cán bộ nhà nước... để thực hiện các hành vi lừa đảo, trục lợi lấy tiền. Đây là những chiêu trò lừa đảo thời gian gần đây với thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng phạm tội.

Lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo

Cần thận trọng khi dùng mạng xã hội
Cần thận trọng khi dùng mạng xã hội

Mới đây, công an TP Hà Nội cho biết, Công an thị xã Sơn Tây đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 130 triệu đồng. Nạn nhân là bà V. (SN 1970; trú tại Sơn Tây, Hà Nội).

Trước đó, ngày 6/9, bà V. trình báo tới cơ quan công an về việc bản thân đăng ký vay tiền qua một tài khoản Zalo, với quảng cáo thủ tục nhanh gọn. Khi gửi hồ sơ vay 300 triệu, bà V. được tài khoản Zalo trên yêu cầu chuyển tiền đóng phí bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay.

Sau đó bà V. đã chuyển 130 triệu vào tài khoản của đối tượng nhưng không nhận được khoản vay. Lúc này, bà V. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Trước đó, Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ Nguyễn Văn Anh, Phí Văn Hưng (cùng 23 tuổi) và Từ Thái Nguyên (20 tuổi) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó cơ quan điều tra cũng bắt Phùng Văn Nam (23 tuổi) và Nguyễn Văn Luân (26 tuổi, cùng ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị tạm giữ để điều tra hành vi che giấu tội phạm.

Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân không trực tiếp đến ngân hàng giao dịch mà thường liên hệ qua mạng xã hội và bằng hình thức chuyển khoản, Nguyễn Văn Anh đã cầm đầu, bàn bạc với các đối tượng, hack facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Sau khi chiếm quyền kiểm soát Facebook, ổ nhóm này đã mua số tài khoản ngân hàng trùng tên với chủ tài khoản để lừa bị hại chuyển tiền. 

Khi có người nghi ngờ, các đối tượng sử dụng đoạn video ghi hình khuôn mặt chủ tài khoản đã đăng tải từ trước để gửi, vì vậy, các bị hại tin tưởng và chuyển tiền cho các nhóm thanh niên này. Sau đó, biết thủ đoạn đã bị lộ, Nguyễn Văn Anh đã liên hệ với Nam và Luân để 2 thanh niên này đưa cả nhóm đi trốn.

Sáng 1/9, Công an tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Công an TP Hà Nội bắt giữ 5 nghi phạm khi cả 5 người này đang lẩn trốn tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Công an tỉnh Bắc Ninh đã thu giữ 1 xe ôtô, 1 bộ máy vi tính, hơn 70 triệu đồng tiền mặt và nhiều tang vật liên quan vụ án. Bước đầu, Công an tỉnh Bắc Ninh xác định từ tháng 10/2020 đến nay, nhóm nghi phạm đã gây ra hơn 40 vụ hack Facebook, chiếm đoạt trên 2 tỉ đồng của gần 30 bị hại tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong số đó, có 1 bị hại ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Mạo danh nhân viên, cán bộ Nhà nước

Ngày 21/6, một đối tượng lạ sử dụng số điện thoại 0567.097.126 gọi cho chị N.T.M.H (ở thị trấn Đak Đoa, Gia Lai) tự xưng là người của Công ty Điện lực, thông báo chị H. bị phạt số tiền 60 triệu đồng vì tự ý sửa công tơ điện, đồng thời đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an. Sau đó, đối tượng nối máy tới số điện thoại 0693.187.907 để chị H. gặp đối tượng tên Tuấn. 

Người này tự xưng là cán bộ Công an và thông báo chị H. bị Công ty Điện lực kiện và bị truy nã vì bán hồ sơ cho các đối tượng phạm tội. Đối tượng Tuấn yêu cầu chị H. cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng để kiểm tra.

Thấy chị H. chỉ cung cấp thông tin cá nhân, đối tượng này tiếp tục hướng dẫn chị H. tải ứng dụng “Bộ Công an” vào điện thoại và yêu cầu nhập thông tin tài khoản ngân hàng để Công an kiểm tra. Do tin tưởng, chị H. nhập số tài khoản ngân hàng, mật khẩu tài khoản và mã OTP vào ứng dụng thì phát hiện chỉ trong tích tắc, tài khoản đã bị mất số tiền 126 triệu đồng.

Ngoài ra, tại TP HCM tranh thủ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng còn giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát 'thuốc diệt khuẩn' để lừa đảo thu tiền của người dân; hoặc giả mạo nhân viên y tế, đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thông báo sở hữu, cung cấp dịch vụ hoặc được quyền tiếp cận vaccine Covid-19 và đề nghị người dân đưa tiền đặt cọc để tiêm chủng sau đó chiếm đoạt hoặc cung cấp vaccine Covid-19 giả.

Các đối tượng xấu còn giả mạo nhân viên y tế lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản hoặc gây mê cướp tài sản. Ngoài ra, các đối tượng gọi điện thoại thông báo cho người dân nằm trong danh sách bị cách ly và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, truy cập đường link website có chứa mã độc nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an TP Thủ Đức đã bắt giữ Nguyễn Minh Phụng (25 tuổi, ngụ phường Tam Phú, TP Thủ Đức) để điều tra về hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phụng đã đăng tải trên facebook, zalo... các nội dung: cung cấp giấy xét nghiệm COVID-19 để làm giấy thông hành đi qua các trạm kiểm soát dịch (600.000 đồng/tờ); đăng ký dịch vụ tiêm ngừa vắc xin các loại (Pfizer 1.250.000 đồng/liều, AstraZeneca 1.080.000 đồng/liều); các loại dược phẩm để chữa trị khi nhiễm COVID-19; bán hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu... Sau khi các nạn nhân chuyển tiền thì Phụng chặn liên lạc để chiếm đoạt...

Giả mạo các app ví điện tử

Những ngày gần đây, nhiều người nhận được email gói hỗ trợ 1 triệu đồng với nội dung “Gói hỗ trợ Covid - Chung tay vượt qua đại dịch”. Gửi kèm email là đường link Google Form yêu cầu người dùng điền thông tin cá nhân bao gồm số MoMo, OTP, mật khẩu đăng nhập Ví MoMo.

Tuy nhiên, ngày 14/9, đại diện ví điện tử MoMo đã gửi mail thông báo khẳng định không có chương trình trên, đồng thời khẳng định MoMo không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp mã OTP, mật khẩu. Mật khẩu và OTP là tài sản cá nhân của người dùng và được chính người dùng sử dụng để đăng nhập Ví MoMo.

Đại diện ví điện tử MôM đưa ra khuyến cáo người dùng không đăng nhập link lạ từ các nguồn không tin cậy. Đặc biệt, nâng cao cảnh giác để bảo vệ chính mình và tuyệt đối không cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) của ví điện tử cho bất kỳ ai. 

Theo MoMo, mục tiêu của các đối tượng lừa đảo là lấy thông tin gồm mật khẩu và mã OTP để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử. Ngoài ra, với các thông tin cá nhân có được, các đối tượng lừa đảo có thể dùng để vay tiền tại các tổ chức và các ứng dụng khác. Khi đó, người dùng bị lấy cắp thông tin cá nhân sẽ phải “gánh” khoản nợ của các đối tượng lừa đảo. 

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã có cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khách hàng nhận gói hỗ trợ khi gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhằm chiếm đoạt tài khoản. Theo Vietcombank, đối tượng lừa đảo mạo danh ngân hàng gửi email thông báo cung cấp gói hỗ trợ và yêu cầu khách hàng truy cập đường link để nhận gói hỗ trợ này. Đường link dẫn tới website giả mạo trang đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ để chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Vietcombank khẳng định không bao giờ liên hệ với khách hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin định danh, mật khẩu, mã xác thực OTP (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này.

Cảnh giác với 5 hình thức lừa đảo trực tuyến

Từ các vụ việc xảy ra trong thực tế, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, đơn vị trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân loại thành 5 hình thức lừa đảo trực tuyến để khuyến cáo đến người dùng.

Theo đó, hình thức đầu tiên là giả mạo công chức chính quyền để lừa đảo (bên lừa đảo giả danh nhân viên, cán bộ từ cơ quan Chính phủ để tuyên truyền thông tin về COVID - 19).

Tiếp đến là bán sản phẩm y tế không minh bạch (bán các bài chữa bệnh, bộ đồ nghề kiểm tra bệnh án, nước rửa tay hoặc khẩu trang chưa được kiểm chứng về chất lượng).

Ăn cắp dữ liệu cá nhân là hình thức lừa đảo thứ 3. Theo đó, đối tượng xấu sẽ giả mạo nhân viên bảo hiểm để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân như địa chỉ, chi tiết tài khoản ngân hàng, số pin thẻ ngân hàng để giúp khách hàng sửa hợp đồng bảo hiểm, hoặc giả danh nhân viên y tế để truy tìm tiếp xúc liên quan tới COVID-19.

Trang web giả mạo cổng thông tin của Bộ Y tế.
Trang web giả mạo cổng thông tin của Bộ Y tế.

Thứ tư là giả mạo kêu gọi ủng hộ từ thiện (kêu gọi từ thiện tổ chức phi chính phủ, bệnh viện hoặc các tổ chức khác liên quan đến COVID-19 không có giấy chứng nhận).

Và cuối cùng là thủ đoạn tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ (các bên thứ ba sẽ mời chào với các giảm giá lớn cho khách hàng về các loại khẩu trang hoặc thuê bao/gói cước hàng tháng để truy cập vào các trang dịch vụ giải trí).

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến nghị mỗi cá nhân hãy chủ động báo cáo trang web có dấu hiệu lừa đảo hoặc giả mạo tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng (tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn) cũng sẽ cung cấp miễn phí cho người dùng các thông tin xác thực về tổ chức, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin tin cậy (website, email, số điện thoại…) của tổ chức cần tìm kiếm.

P.Mai
Theo VnMedia.vn Copy
Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn vay tiền online của đối tượng lừa đảo

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn vay tiền online của đối tượng lừa đảo

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội. Những lời mời chào vay vốn với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí bảo hiểm để giải ngân có thể là “bẫy” của các đối tượng lừa đảo...
Cảnh báo email giả danh MoMo để lừa đảo gói hỗ trợ Covid-19

Cảnh báo email giả danh MoMo để lừa đảo gói hỗ trợ Covid-19

Những ngày gần đây, nhiều người dùng ví MoMo nhận được email về “Gói cứu trợ Covid - Chung tay vượt qua đại dịch”. Tuy nhiên, MoMo khẳng định hiện nay công ty không có chương trình này.
Lừa đảo mạo danh Walmart, ‘thổi’ giá tiền điện tử Litecoin lên 25%

Lừa đảo mạo danh Walmart, ‘thổi’ giá tiền điện tử Litecoin lên 25%

Nhà đầu tư Litecoin đã bị lừa vố đau bởi tin giả rằng Walmart sẽ chấp nhận đồng tiền mã hóa này trong các giao dịch mua sắm trực tuyến.
Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các trung tâm y tế, bệnh viện yêu cầu thực hiện công điện của Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, rà soát lấy mẫu 100% đối tượng ho, sốt, có triệu chứng Covid-19.
Các mặt hàng Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc

Các mặt hàng Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc

Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa là 216,15 tỷ USD, tăng 33,7%, tương ứng tăng 54,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Đại gia bất động sản Evergrande đang lâm nguy vì khối nợ hàng trăm tỷ đô. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu một cuộc đổ vỡ xảy ra, tác động có thể lan rộng ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp