Những ngân hàng nào bị Kiểm toán chỉ rõ vượt trần tín dụng, hạch toán sai lãi dự thu?

Thứ sáu, 23/07/2021 | 10:25 Theo dõi CFĐT trên

PVcomBank, ShinhanBank, Mizuho Hồ Chí Minh, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga,… là những ngân hàng bị "bêu tên” khi vượt trần tín dụng, hạch toán sai lãi dự thu trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.

Những ngân hàng nào bị Kiểm toán chỉ rõ vượt trần tín dụng, hạch toán sai lãi dự thu?
Những ngân hàng nào bị Kiểm toán chỉ rõ vượt trần tín dụng, hạch toán sai lãi dự thu?

Tổng hợp kết quả các cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2020 đối với niên độ ngân sách năm 2019, về lĩnh vực ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước đánh giá, năm 2019, các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được kiểm toán đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, kinh doanh có lãi, đạt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%.

Một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức tối đa cho phép

Một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức tối đa cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đại Chúng vượt 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank vượt 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh vượt 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan - Chi nhánh Hồ Chí Minh vượt 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga vượt 69 tỷ đồng...

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, việc hạch toán giá trị tài sản cho thuê tài chính chưa phù hợp.

Cụ thể, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cho thuê tài chính theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 chưa căn cứ vào giá trị thực tế hợp lý của tài sản mà phụ thuộc vào dư nợ cho thuê, chưa phản ánh đúng bản chất của tài sản bảo đảm.

Thứ hai, việc hạch toán, theo dõi, phản ánh giá trị tài sản cho thuê tài chính theo giá gốc ban đầu theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-NHNN ngày 17/01/2018 chưa phù hợp với nguyên tắc giá trị tài sản cho thuê giảm dần và được chuyển giao cho bên đi thuê khi hết thời gian thuê.

Một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác, còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay. Hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế.

Nhiều hạn chế tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhiều hạn chế tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Nhiều hạn chế tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Kiểm toán cũng chỉ ra nhiều hạn chế tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, ngân hàng này đã xóa nợ 19,44 tỷ đồng cho nhiều khách hàng được coi là mất tích theo xác nhận của chính quyền cấp xã, không phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015.

Trong đó, có 17 trường hợp vẫn đóng bảo hiểm xã hội; điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa kịp thời dẫn đến năm 2018, 2019 có 3.135 trường hợp không được vay lãi suất ưu đãi tương ứng tiền lãi ưu đãi 2,56 tỷ đồng; áp dụng thời gian ân hạn 12 tháng đối với hầu hết các khoản cho vay HSSV không phù hợp quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (chỉ áp dụng trong trường hợp HSSV ra trường chưa có việc làm/không có thu nhập); chính sách giảm lãi cho HSSV khi trả nợ trước hạn còn bất cập.

Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chưa triển khai quản trị hệ thống CNTT đầy đủ theo định hướng, kế hoạch và quy định của NHNN; khả năng hỗ trợ quản lý của hệ thống CNTT chưa hiệu quả; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN về đảm bảo ATTT; ứng dụng CNTT vào các nghiệp vụ liên quan đến BCTC còn hạn chế…

Một số đơn vị ghi nhận lãi dự thu không đúng quy định

Một số đơn vị ghi nhận lãi dự thu không đúng quy định
Một số đơn vị ghi nhận lãi dự thu không đúng quy định

Một số đơn vị hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác. Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - VCB ghi nhận lãi dự thu không đúng quy định đối với các khoản nợ được cơ cấu lại 85,47 tỷ đồng; hạch toán thiếu 29,25 tỷ đồng phí bảo lãnh, phí phát hành L/C; hạch toán thừa lãi dự chi 19,07 tỷ đồng. Agribank hạch toán thừa lãi dự thu 114,7 tỷ đồng…

Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh: Hạch toán thiếu doanh thu 7,04 tỷ đồng đối với các hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm; chưa hạch toán thu đòi người thứ ba 55,21 tỷ đồng; trích lập dự phòng bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm thừa 13,96 tỷ đồng. 

Một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp, ngoại trừ các trường hợp năm 2020 các ngân hàng đã phân loại vào nhóm nợ cao hơn hoặc đã tất toán nợ vay nên KTNN không điều chỉnh nhóm nợ (tại Agribank đã không điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 2.874,96 tỷ đồng, nhóm 2 là 1.303,32 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 3 là 2.057,69 tỷ đồng, nhóm 4 là 1.187,83 tỷ đồng, nhóm 5 là 932,76 tỷ đồng; Tại VCB: Không điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 992,84 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 841,49 tỷ đồng, nhóm 3 là 143,86 tỷ đồng, nhóm 4 là 0,77 tỷ đồng, nhóm 5 là 6,72 tỷ đồng);

Kết quả kiểm toán còn điều chỉnh nhóm nợ tại Agribank giảm dư nợ nhóm 1 là 1.128,63 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 823,82 tỷ đồng, nhóm 3 là 184,77 tỷ đồng, nhóm 4 là 19,92 tỷ đồng, nhóm 5 là 100,12 tỷ đồng; tại VCB: Tăng dư nợ nhóm 1 là 16,34 tỷ đồng, nhóm 2 là 417,66 tỷ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 434 tỷ đồng. 

Ngoại trừ các trường hợp năm 2020 các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng hoặc đã tất toán nợ vay nên KTNN không điều chỉnh giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB 1.940,2 tỷ đồng, không điều chỉnh tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank 1.357,58 tỷ đồng, kết quả kiểm toán còn điều chỉnh giảm chi phí dự phòng tại VCB 183,87 tỷ đồng, tăng chi phí dự phòng tại Agribank 97,16 tỷ đồng. 

Agribank có nhiều khoản đầu tư không hiệu quả

Ngân hàng Agribank còn phải chịu trách nhiệm về khoản tổn thất phải bồi thường cho BHXH Việt Nam theo phán quyết của tòa án 862,64 tỷ đồng do bảo lãnh cho ALC II; 

Cùng với đó, khoản đầu tư 1.251 tỷ đồng vào CTCP Chứng khoán Agribank phải trích lập dự phòng 92,34 tỷ đồng (lỗ lũy kế đến 31/12/2019 của công ty là 360,6 tỷ đồng). Đầu tư vào Bảo hiểm Bảo Minh có tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư bằng 4,8%.

Trong năm 2019, 18/21 mã chứng khoán kinh doanh của Agribank phải trích lập dự phòng 86,25 tỷ đồng (tương ứng 33% vốn đầu tư); một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phải trích lập dự phòng 100% vốn đầu tư (178,25 tỷ đồng tiền gửi tại ALC II; 68,4 tỷ đồng trái phiếu Vinashin; 8,76 tỷ đồng trái phiếu CTCP Sông Đà Thăng Long; 20 tỷ đồng trái phiếu CTCP Vận tải Biển Bắc).

Tại Agribank, mức chia cổ tức, lợi nhuận chỉ bằng 1,17% vốn đầu tư. Nhiều khoản đầu tư của ngân hàng không hiệu quả phải trích lập dự phòng 100% vốn đầu tư gồm 294 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính II (ALC II) đã phá sản; 172 tỷ đồng vào ALC I 8,2 tỷ đồng vào Công ty TNHH Liên doanh Quản lý Đầu tư Agribank - VGFM.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Nhân viên Phố Wall: Kiếm nửa triệu USD có nghĩa lý gì khi phải làm việc quần quật, ‘cày như trâu’ 20 giờ mỗi ngày?

Nhân viên Phố Wall: Kiếm nửa triệu USD có nghĩa lý gì khi phải làm việc quần quật, ‘cày như trâu’ 20 giờ mỗi ngày?

Hàng loạt ngân hàng Phố Wall ồ ạt tăng lương thưởng cho nhân viên khi ngày càng nhiều người bỏ việc hoặc kiệt sức vì quá tải.
Có 200 triệu nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?

Có 200 triệu nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?

200 triệu không phải là số tiền quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ, nhất là với những bạn trẻ mới đi làm. Vậy nếu đang sở hữu số tiền 200 triệu trong tay thì nên gửi ngân hàng hay đầu tư tài chính, bất động sản trong thời điểm này?
Cổ phiếu ngân hàng đang tạo một “bull-trap” khổng lồ?

Cổ phiếu ngân hàng đang tạo một “bull-trap” khổng lồ?

VN30-Index cho thấy một “bull-trap” khổng lồ vừa xuất hiện, hàng xả nhanh chóng hiện hữu đẩy hàng loạt cổ phiếu tụt giá trở lại.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/7/2021: Tăng trưởng mạnh mẽ, Vn-Index sẽ kiểm nghiệm lại mốc 1.300 điểm trong phiên tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/7/2021: Tăng trưởng mạnh mẽ, Vn-Index sẽ kiểm nghiệm lại mốc 1.300 điểm trong phiên tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/7/2021: Hàng loạt tin tức tốt đẹp về báo cáo tài chính quý 2/2021 đã khiến thị trường chứng khoán bùng nổ, đặc biệt là khối ngành bất động sản. Thanh khoản cũng được cải thiện nên tạo ra khả năng mốc 1.300 sẽ được chinh phục trong phiên tới.
Gỡ vướng về thuế đối với người cho thuê nhà

Gỡ vướng về thuế đối với người cho thuê nhà

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính xem xét các phản ánh, tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện quy định thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà.
Sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế

Sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế

Theo Tổng cục Thuế, dự kiến từ 01/01/2022, sàn thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện việc cung cấp thông tin với cơ quan thuế theo chuẩn dữ liệu bằng phương thức điện tử.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp