Nhu cầu tăng cao kéo giá thép phế liệu lên mức đỉnh 13 năm

Thứ ba, 09/11/2021 | 15:57 Theo dõi CFĐT trên
gia-thep-phe-lieu

Giá thép phế liệu lên mức đỉnh 13 năm

Nhu cầu tăng cao đã kéo giá thép phế liệu lên mức đỉnh 13 năm. Xu hướng tăng giá này còn diễn ra trong bối cảnh các nước xuất khẩu thép phế liệu đã ban hành một số biện pháp nhằm hạn chế doanh nghiệp đưa hàng ra nước ngoài, bao gồm phương án áp thuế xuất khẩu.

Không chỉ giá mà nhu cầu thép phế liệu cũng được dự đoán là sẽ tăng vọt, khi chính phủ các nước thúc giục doanh nghiệp luyện thép giảm phát thải khí nhà kính. Một số chuyên gia trong ngành từng cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung thép phế liệu nếu chính phủ mạnh tay áp các biện pháp bổ sung để kiểm soát xuất khẩu.

Các nhà sản xuất thép hàng đầu Hàn Quốc như POSCO, Hyundai Steel và Dongkuk Steel Mill đang phải chật vật mua nguồn thép phế liệu từ Nhật Bản, Nga và Mỹ, KED dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 5/11. Giá thép phế liệu nhập khẩu từ Nhật Bản đang áp sát mốc 70.000 yen (tương đương 615 USD)/tấn.

Ở diễn biến khác, trong tuần đầu tiên của tháng 11, giá thép phế liệu nung chảy loại A tại Hàn Quốc đã leo lên 605.000 won (tương đương 510 USD)/tấn, tăng 94% từ đầu năm đến nay. Kể từ năm 2008, đây là lần đầu tiên loại thép phế liệu này vượt mốc 600.000 won.

Xem thêm: Giá thép tăng kỷ lục, báo hiệu giai đoạn bùng nổ của các hãng sản xuất thép

Giá thép phế liệu sẽ còn tiếp tục tăng cao

Giá thép phế liệu sẽ còn tiếp tục tăng cao
Giá thép phế liệu sẽ còn tiếp tục tăng cao

Hàn Quốc hiện đang tự chủ được khoảng 85% nguồn cung thép phế liệu. Hàng năm, nước này chỉ nhập khẩu khoảng 4 - 6 triệu tấn nguyên liệu thô này từ Nga, Nhật Bản và Mỹ.

Chia sẻ với KED, các chuyên gia nhận định rằng giá thép phế liệu sẽ còn tăng cao hơn, thậm chí vượt mức 670.000 won/tấn do chính phủ toàn cầu đang đẩy mạnh các mục tiêu về khí hậu.

Do quá trình luyện thép được cho là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, các tập đoàn sản xuất thép toàn cầu gồm Nippon Steel và ArcelorMittal đã tăng công suất luyện thép bằng lò điện. Thông thường, các lò điện sẽ sử dụng thép phế liệu thay vì quặng sắt.

Đối với POSCO, hãng sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, thép phế liệu chiếm khoảng 20% nguyên liệu thô được sử dụng trong năm nay. POSCO muốn nâng tỷ trọng này lên 30% vào năm 2025.

Xem thêm: ‘Cơn sốt’ giá thép liệu có lặp lại?

Nguồn cung lại đang bị hạn chế?

Nguồn cung lại đang bị hạn chế?
Nguồn cung lại đang bị hạn chế?

Trái với nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung lại đang bị hạn chế. Ủy ban Kinh tế Á - Âu (do Nga dẫn dắt) đã cân nhắc ban hành lệnh cấm xuất khẩu sắt thép phế liệu từ tháng 6 năm ngoái. Cùng thời điểm đó, ủy ban đã tăng thuế xuất khẩu thép phế liệu từ 15 euro (tương đương 17 USD)/tấn lên 70 euro.

Trung Quốc từ lâu đã coi thép phế liệu như phế phẩm và cấm nhập khẩu mặt hàng này. Song, sang năm nay, Bắc Kinh đã dỡ bỏ lệnh cấm. Ngoài ra, chính quyền ông Tập Cận Bình còn công bố kế hoạch nâng tỷ lệ tự cung ứng thép phế liệu lên mức 90% vào năm 2025.

Giá thép phế liệu tăng đột biến đang gây rắc rối cho ngành xây dựng. Riêng tại Hàn Quốc, cả Hyundai Steel và Dongkuk Steel gần đây đều đã tăng giá thép thanh để bù đắp chi phí.

Chưa kể, xu hướng tăng giá của thép phế liệu còn tác động đến một loạt ngành công nghiệp từ ô tô, đóng tàu đến hàng điện tử. Thép phế liệu hiện không chỉ được sử dụng để luyện thép xây dựng mà còn cả thép tấm cho xe cộ và tàu thuyền.

Một nguồn tin chia sẻ với KED rằng, quặng sắt và than đá vốn là hai nguyên liệu thô để chế biến thép và giá của chúng thường phản ánh vào giá thép thành phẩm. Giờ đây, các nhà chế biến thép cũng cần phải phản ánh mức tăng của giá thép phế liệu vào thép thành phẩm.

Xem thêm: Giá khí đốt cao kỷ lục, khủng hoảng lan tới ngành công nghiệp nặng như thép và xi măng

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
‘Cơn sốt’ giá thép liệu có lặp lại?

‘Cơn sốt’ giá thép liệu có lặp lại?

Với dự báo nhu cầu tiêu thụ khả quan, liệu mặt bằng giá thép trong nước vào những tháng cuối năm có được đà tiếp tục lên cao?
Giá thép trong nước đồng loạt hạ nhiệt sau ‘cơn sốt’

Giá thép trong nước đồng loạt hạ nhiệt sau ‘cơn sốt’

Giá thép trong nước đồng loạt hạ nhiệt sau ‘cơn sốt’. Ngày 9/6, các công ty thép trong nước đồng loạt thông báo giảm giá thép. Theo đó, giá thép hiện đứng ở mức 16.650 -  17.000 đồng/kg (chưa bao gồm VAT) tùy thương hiệu.
Giá thép tăng kỷ lục, báo hiệu giai đoạn bùng nổ của các hãng sản xuất thép

Giá thép tăng kỷ lục, báo hiệu giai đoạn bùng nổ của các hãng sản xuất thép

Kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ và chính sách thuế quan dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã đẩy giá thép tăng kỷ lục, giữa bối cảnh giá thép tại Trung Quốc và các nước khác cũng tăng mạnh. Giá thép tại Mỹ hiện cao hơn khoảng 600 USD/tấn so với các nơi khác nhưng vẫn tiêu thụ mạnh.
Cận cảnh tòa tháp VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ, 4 đời Chủ tịch vẫn đắp chiếu giữa lòng Thủ đô

Cận cảnh tòa tháp VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ, 4 đời Chủ tịch vẫn đắp chiếu giữa lòng Thủ đô

Dự án Tòa tháp Vietinbank Tower được khởi công xây dựng từ năm 2010 với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Nhưng đến nay, dù ngân hàng này đã qua 4 đời Chủ tịch, dự án vẫn chỉ là những khối sắt khổng lồ và hoang phế.
Sau thông tin về thuốc đặc trị Covid-19, giới đầu tư đổ xô mua cổ phiếu

Sau thông tin về thuốc đặc trị Covid-19, giới đầu tư đổ xô mua cổ phiếu

Cổ phiếu các công ty gắn bó mật thiết với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, từ sòng bạc cho tới các hãng hàng không, tăng bùng nổ trong phiên giao dịch ngày 8/11 tại thị trường châu Á.
Giá lương thực thế giới tăng 30%, lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ

Giá lương thực thế giới tăng 30%, lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ

Giá lương thực và thực phẩm trên thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, do nhu cầu tăng mạnh và mùa màng ở một số nông sản thất thu, theo thông tin của Liên hiệp quốc.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp