Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của một số quốc gia thu nhập thấp.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của một số quốc gia thu nhập thấp.
Các chuyên gia cho rằng, vấn đề nợ hiện nay có thể khiến các quốc gia nghèo phải mất nhiều thập kỷ mới bù đắp được.
Theo WB, tổng cộng 74 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới trong năm 2022 sẽ phải thanh toán 35 tỷ USD, tăng 45% so với số tiền họ đã trả vào năm 2020. Những nước có nguy cơ vỡ nợ nhất là Ghana, El Salvador, Honduras, hay Sri Lanka.
Theo Ngân hàng Thế giới, thế giới đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ do thực tế các quốc gia dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19 đã vay tiền không phải từ các tổ chức quốc tế mà từ thị trường vốn.
Chủ tịch WB David Malpass lưu ý rằng sự gia tăng mạnh mẽ các khoản thanh toán xảy ra vào thời điểm các nước nghèo không có đủ nguồn lực để trả nợ.
Đến nay, các nước này chỉ có một lối thoát để tránh vỡ nợ là đàm phán với các nước chủ nợ để giảm bớt các điều kiện và sau đó bắt đầu các cuộc đàm phán tương tự với các chủ nợ tư nhân.
Chad, Zambia và Ethiopia đã dùng giải pháp như vậy, tuy nhiên các cuộc đàm phán có ít dấu hiệu đạt được tiến bộ.