Ngành công nghiệp thời trang châu Âu có thể đi vào ngõ cụt khi hóa đơn năng lượng tăng vọt

Thứ năm, 20/10/2022 | 14:42 Theo dõi CFĐT trên
Ngành công nghiệp thời trang châu Âu có thể đi vào ngõ cụt khi hóa đơn năng lượng tăng vọt (Ảnh minh họa)
Ngành công nghiệp thời trang châu Âu có thể đi vào ngõ cụt khi hóa đơn năng lượng tăng vọt (Ảnh minh họa)

Theo đó, dựa trên dữ liệu được công bố của Tập đoàn Thương mại Euratex, chi phí năng lượng của nhiều nhà máy dệt may đã tăng từ khoảng 5% chi phí sản xuất lên khoảng 25%, làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này một cách đáng kể.

Ngoài ra, vì giá năng lượng leo thang nên nhiều nhà cung ứng điện lo ngại sẽ không được thanh toán đúng hạn. Vì vậy, họ yêu cầu các công ty dệt may phải ứng tiền thanh toán trước hoặc phải có sự bảo lãnh từ phía ngân hàng.

Được biết, Ý cùng một số quốc gia Nam Âu khác đã yêu cầu Liên minh châu Âu áp giá trần đối với mặt hàng khí đốt bán lẻ ở tất cả các nước thành viên, nhưng Đức và Hà Lan đã lên tiếng phản đối chính sách này.

Ông Alberto Paccanelli, hiện đang điều hành một nhà sản xuất hàng dệt may ở miền Bắc nước Ý, đã vô cùng sửng sốt khi hóa đơn xăng tháng 7 tăng vọt lên 660.000 Euro (tương đương khoảng 650.000 USD) từ mức 90.000 Euro một năm trước đó.

Ông Paccanelli nói: “Những gì đang xảy ra hiện nay có thể khiến toàn bộ ngành công nghiệp may mặc ở châu Âu ngừng kinh doanh”.

Enrico Gatti, chủ công ty sản xuất len chuyên ​​cung cấp cho Zara, H&M và các thương hiệu khác, cho biết số lượng đơn đặt hàng trong năm nay của nhiều xưởng xung quanh thị trấn Prato đã giảm 50%.

Người phát ngôn của H&M cho biết, công ty đang nỗ lực không ngừng xây dựng và mở rộng mạng lưới nhà cung ứng để giảm thiểu thiệt hại khi chi phí từ năng lượng, nguyên liệu thô đến chi phí vận chuyển đều tăng cao.

Xem thêm: Giá năng lượng tăng cao, gần một nửa doanh nghiệp Đức muốn cắt giảm chi phí đầu tư

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hồi đầu tuần này, Uỷ ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU, vừa công bố các đề xuất mới nhằm tìm cách áp đặt giới hạn khẩn cấp đối với giá khí đốt tự nhiên trên sàn giao dịch thương mại chính của khối.

Cụ thể, Đức đã công bố các biện pháp cứu trợ năng lượng trị giá gần 300 tỷ euro, bao gồm phương án giới hạn giá khí đốt và điện. Pháp có kế hoạch chi 100 tỷ euro cho các biện pháp chống khủng hoảng của riêng mình.

Tuy nhiên, Ý lại không đủ tiềm lực tài chính để tung ra các chính sách tương tự bởi nước này đang gánh một khoản nợ công tương đương với 150% GDP.

Tính đến cuối tháng 9, Ý đã phân bổ 59 tỷ Euro, tương đương 3,3% GDP của mình cho các chính sách bảo vệ các doanh nghiệp và hộ gia đình khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng, theo tổ chức Bruegel có trụ sở tại Brussels. 

Ông Jean-François Pierre Gribomont - Chủ tịch hãng dệt may Utexbel, nhận định, sự khác biệt trong chi tiêu của các nước thành viên đang làm suy yếu thị trường hàng hoá chung của EU.

Nhà máy dệt của ông Gribomont ở Bỉ phải trả 193 Euro/MWh điện năng - gấp đôi mức cùng kỳ năm trước. Tại Pháp, nhờ trợ cấp của chính phủ, cơ sở khác của Utexbel chỉ phải trả 123 Euro/MWh - tăng khoảng 50% so với một năm trước.

Bên cạnh đó, ông Michael Engelhardt - thành viên cấp cao tại Hiệp hội Thương mại Textil+Mode, dự đoán các công ty dệt may và thời trang của Đức có thể sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các trợ cấp của Chính phủ hơn so với các công ty cùng ngành ở các nước châu Âu khác.

Nhìn chung, những khó khăn của ngành công nghiệp dệt may đang chỉ rõ hai thái cực hoàn toàn khác nhau giữa các nước châu Âu: một bên là những nước có khả năng chống chọi với cú sốc giá và một bên là những nước không đủ khả năng để bảo vệ doanh nghiệp.

Xem thêm: Anh hỗ trợ gói kinh tế 115 tỷ USD nhằm giảm gánh nặng chi trả hóa đơn năng lượng của người dân

Thục San (Theo WSJ)
Theo VnMedia.vn Copy
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương ổn định thị trường xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương ổn định thị trường xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo ổn định tình hình thị trường xăng dầu, nhất là các cửa hàng bán xăng, không để bất ổn tình hình.
EU công bố kế hoạch chống khủng hoảng năng lượng

EU công bố kế hoạch chống khủng hoảng năng lượng

Ủy ban Châu Âu vừa công bố một gói biện pháp khẩn cấp mới nhằm giảm giá khí đốt và đảm bảo cung cấp năng lượng mùa đông cho Liên minh Châu Âu (EU). Các đề xuất đã được công bố vào ngày hôm qua (18/10) trên trang web chính thức của ủy ban.
Sau hai năm, khủng hoảng vận tải biển đã kết thúc

Sau hai năm, khủng hoảng vận tải biển đã kết thúc

Theo dữ liệu được công bố, sau hai năm đại dịch Covid-19, tình trạng thiếu container cũng như tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển đang dần được cải thiện.
Mỹ bán 15 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược

Mỹ bán 15 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (19/10) đã tuyên bố sẽ bán thêm 15 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào tháng 12 tới khi ông tìm cách hạ giá khí đốt trước cuộc bầu cử quan trọng giữa nhiệm kỳ.
Giá vàng thế giới tiếp tục 'xuống đáy' mới, giá vàng SJC giảm nhẹ

Giá vàng thế giới tiếp tục "xuống đáy" mới, giá vàng SJC giảm nhẹ

Trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại thị trường New York, tức rạng sáng nay, 20/10 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đã có phiên giảm mạnh. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có vẻ như không bị ảnh hưởng nhiều.
Bloomberg: Nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái

Bloomberg: Nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái

Nền kinh tế Mỹ chắc chắn 100% sẽ bước vào suy thoái trong 12 tháng tới. Đây là kết quả phân tích của một mô hình được lập nên bởi hai nhà kinh tế của Bloomberg dựa trên 13 chỉ số tài chính. Điều tồi tệ hơn nữa là sự suy thoái dường như không thể tránh khỏi và có thể đến sớm hơn thế.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp