Bắc Kinh đang cố gắng tìm cách huy động các khoản cho vay lên đến 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 148 tỷ USD) cho hàng triệu dự án bất động sản bị đình trệ nhằm vực dậy lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc cũng như giải quyết vấn đề người mua nhà từ chối thanh toán nợ.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm của thị trường bất động sản, lĩnh vực đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc và là nguyên nhân khiến tăng trưởng nước này giảm đáng kể về mức 0,4% trong quý II, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ban đầu sẽ cung cấp khoảng 200 tỷ Nhân dân tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh đối với các khoản vay lãi suất thấp, tính phí lãi suất 1,75%/năm.
Theo kế hoạch được Chính phủ chấp thuận, các ngân hàng sẽ sử dụng các khoản vay của PBOC cùng với nguồn vốn của chính họ để tái cấp vốn cho các dự án bất động sản bị đình trệ.
Chính phủ hy vọng các ngân hàng sẽ có thể tận dụng nguồn vốn ban đầu của mình lên tới 5 lần, lên khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ và theo đó, lấp đầy một phần thiếu hụt vốn cần thiết để hoàn thành các dự án.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo kế hoạch tái cấp vốn của PBOC chỉ phát huy tác dụng nếu như các dự án được hỗ trợ có khả năng tạo ra dòng tiền thông qua kênh bán hàng và cho thuê, qua đó giảm thiểu rủi ro hình thành nợ xấu.
Bên cạnh đó, nhiều công ty bất động sản đã vỡ nợ sau khi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn, làm suy yếu một trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và khiến hàng triệu người mua nhà lâm vào tình trạng khó khăn.
Dan Wang, Chuyên gia kinh tế tại Hang Seng Bank China, cho biết: “Nhiều dự án khu dân cư chưa hoàn thành đã được bán hết hoặc nằm ở các thành phố kém phát triển, nơi hoạt động mua nhà và cho thuê nhà ở còn yếu kém. Điều này làm gia tăng rủi ro nguồn tín dụng hỗ trợ bị hao hụt”.
Ngoài ra, số lượng giao dịch mua bán nhà tại các thành phố “loại 3”, nơi tập trung lớn các dự án đình trệ, đã giảm hơn 1/3 trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái dù nhiều đại phương đã triển khai các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhu cầu của người mua, từ cắt giảm lãi suất đến trợ cấp
Thậm chí, những người mua nhà cũng hoài nghi về kế hoạch mới của Ngân hàng Trung ương.
James Lu, nhân viên bán hàng ở thành phố trung tâm Trịnh Châu, người đã vay 650.000 Nhân dân tệ để mua căn hộ 910.000 Nhân dân tệ cho biết. "Chủ đầu tư dự án không còn vốn để tiếp tục xây dựng, tôi không thấy một tia hy vọng nào”.
Được biết, James Lu là một trong hơn 4.900 người mua nhà tại dự án Kangqiao Nayunxi.
Anh cũng đã ngừng thanh toán các khoản thế chấp từ tháng thứ 9 sau khi dự án dừng thi công. Khoản thanh toán thế chấp lên đến 4.000 Nhân dân tệ/tháng là gánh nặng lớn đối với gia đình anh khi con số này chiếm 2/3 thu nhập của cả gia đình.
Theo ước tính của Ngân hàng Everbright có trụ sở tại Bắc Kinh, các doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc hiện đình chỉ xây dựng đối với khoảng 8 triệu dự án và sẽ cần thêm 2.000 tỷ Nhân dân tệ để hoàn thành.
Sự đình trệ thi công đã khiến những người mua nhà mất kiên nhẫn với hơn 300 dự án bị tạm dừng, tăng 100 so với hai tuần trước đó.
Đáng chú ý, nhiều nhà đầu tư bất động sản cũng lâm vào tình thế khó, đứng đầu là China Evergrande Group, đã không trả được nợ cho các chủ nợ và nhà thầu trước khi đình chỉ xây dựng.
Các nhà phân tích cho biết, điều này có thể làm phức tạp thêm sự hồi sinh của những dự án khi các chủ nợ đang yêu cầu thanh toán nợ.
CEO tại Asia Cuanon - công ty sản xuất vật liệu xây dựng cách nhiệt - cho hay: “Chúng tôi đã phải trả một cái giá quá đắt khi mở rộng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi sẽ chỉ bắt đầu làm việc với các nhà đầu tư sau khi chúng tôi được thanh toán đầy đủ”.
Theo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý II/2022 của Bộ Xây dựng, tổng hợp tại các địa phương cho thấy giá căn hộ chung cư vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021, mức độ tăng giá các phân khúc tập trung trong quý I/2022 chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng quý II/2022.
Việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với bất động sản trong thời gian qua đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, từng bước hạn chế đầu cơ bất động sản
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình thực hiện, khung giá đất, bảng giá đất chưa theo kịp biến động giá đất trong thực tế, chưa điều chỉnh kịp thời, biên độ quá rộng...
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 358,76 triệu USD, bằng 62,9% với cùng kỳ năm 2021.
Giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào... là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.