Muôn kiểu lừa đảo online phát sinh trong dịch Covid-19

Thứ hai, 02/08/2021 | 10:59 Theo dõi CFĐT trên

Dịch Covid-19 kéo dài khiến công việc và thu nhập bị ảnh hưởng, nhiều người đã tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tìm kiếm cơ hội đầu tư online. Thế nhưng, không phải ai cũng tìm được kênh đầu tư uy tín mà phần lớn bị lôi kéo tham gia vào các ứng dụng lừa đảo.

Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vắc xin Covid-19

Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vắc xin Covid-19 (Ảnh: VnExpress)
Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vắc xin Covid-19 (Ảnh: VnExpress)

Giữa tháng 7, hàng loạt hội nhóm trên Facebook xuất hiện các bài đăng về một ứng dụng có tên R383. Đây được quảng cáo là nền tảng đầu tư uy tín, mỗi gói đầu tư được đặt theo tên của một loại vắc xin.

Theo quảng cáo, ứng dụng này có thể đem về lãi suất khoảng 5-8%/ngày. Số tiền đầu tư càng cao, tiền lãi mà người dùng được hứa hẹn nhận về sẽ càng lớn. Nếu nhà đầu tư bỏ ra một triệu đồng, sau một ngày có thể thu lãi gần 100.000 đồng.

Ứng dụng R383 có hình thức đầu tư vào các gói vắc xin hoặc trang thiết bị y tế, như khẩu trang, kính bảo hộ. Người dùng được dụ đăng ký tài khoản và chơi qua một trang web hoặc ứng dụng có tên R383. Việc trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như với các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo hoặc Telegram.

Với những lời hứa hẹn về số tiền đầu tư nhỏ trong khi lợi nhuận thu về "trên trời", nhóm đối tượng lừa đảo đã dụ dỗ được không ít nhà đầu tư "tay mơ".

Tương tự nhiều ứng dụng lừa đảo khác, R383 có hàng loạt gói đầu tư, mỗi gói được đặt theo tên một loại vắc xin nổi tiếng trên thế giới. Đầu tư với số tiền càng cao, tiền lãi mà người dùng được hứa hẹn càng lớn.

Chẳng hạn, gói đầu tư tên "vaccine Vacuna" yêu cầu số tiền tối thiểu 310.000 đồng mỗi lần. Người chơi sẽ thu lãi 7% mỗi ngày và chỉ được chơi trong một ngày. Trong khi gói đầu tư "Vaccine Pfizer BiNtech" yêu cầu số tiền tối thiểu 1,2 triệu đồng, người chơi sẽ nhận lãi 8,4% mỗi ngày và được chơi trong 10 ngày. Ứng dụng hứa hẹn trả lãi vào 15h mỗi ngày và trả toàn bộ số tiền gốc khi hết thời gian "chơi".

Ứng dụng còn hiển thị tiến độ đầu tư của các gói. Gói nào đạt 100% tiến độ sẽ bị đóng. Vì vậy, nhiều người đã quyết định đầu tư nhanh vì sợ mất cơ hội.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 2 tuần sau khi xuất hiện, ứng dụng này đã bị sập, cùng với đó là "thổi bay" toàn bộ số tiền mà các nhà đầu tư đã đổ vào. Nhiều người cho biết họ đã đầu tư vào đây hàng chục triệu đồng nhưng không có cách nào lấy lại được số vốn đó.

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đây là một kiểu tấn công lừa đảo điển hình trên Internet thời gian qua.

"Hình thức này sử dụng kỹ thuật cũ nhưng nội dung, thông tin theo cách mới, nhằm làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy", NCSC nhận định.

Trong trường hợp trên, bẫy lừa đảo này sử dụng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị Covid-19 vốn là vấn đề được quan tâm nhiều tại Việt Nam và lợi nhuận lớn để dụ dỗ người chơi.

"Giai đoạn này, người dân có nhu cầu tìm kiếm thông tin về nhu yếu phẩm, hay khám chữa bệnh qua Internet. Nhiều người gặp khó khăn về tài chính và muốn kiếm tiền dễ dàng. Lợi dụng tình hình đó, kẻ xấu đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, trục lợi qua không gian mạng", đại diện NCSC cho biết.

Theo các chuyên gia, người dùng có thể nhận diện mô hình lừa đảo đầu tư online qua một số dấu hiệu, như kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh; hứa hẹn trả lãi với lãi suất cực cao; cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỉ lệ cố định; khó rút vốn và thường đưa ra lời mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn.

Giả mạo website Bộ Y tế, lừa đảo đăng ký trợ cấp Covid-19

Giả mạo website Bộ Y tế, lừa đảo đăng ký trợ cấp Covid-19 (Ảnh: Dân Trí)
Giả mạo website Bộ Y tế, lừa đảo đăng ký trợ cấp Covid-19 (Ảnh: Dân Trí)

Ngày 29/7, trên các hội nhóm mạng xã hội Facebook, một số người dùng cho biết đã nhận được tin nhắn với nội dung: "Bộ Y tế xin thông báo: Bạn đã đủ điều kiện đăng ký xin trợ cấp. Vui lòng hoàn thành thủ tục đăng ký trực tuyến ngay bây giờ".

Tin nhắn này được gửi từ một đầu số di động thông thường. Đồng thời, nội dung tin nhắn cũng đính kèm đường link dẫn tới các trang web có giao diện giống với Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Khi truy cập vào đường link này, trang web sẽ hiển thị thông báo đề nghị người dân bấm vào để làm thủ tục nhận trợ cấp. Ở bước này, người dân được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân bao gồm họ tên, số CMND, số điện thoại, tài khoản ngân hàng cùng mật khẩu đăng nhập.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), những trang web này được lập ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

"Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, NCSC cảnh báo một số trang web đã lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân để giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vắc xin Covid-19 và lừa tiền cứu trợ. Trong đó, có 2 tên miền chính đang được các đối tượng lợi dụng như sau: honapply.vnminiboon.vn", đại diện NCSC đưa ra thông báo.

NCSC cũng cho biết thêm rằng ngay khi phát hiện các trang web này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trung tâm đã phối hợp xử lý để gỡ bỏ. Qua vụ việc này, NCSC khuyến cáo người dân nên hết sức cảnh giác trước các thông tin có nội dung tương tự.

Đồng thời, Trung tâm cũng khuyến nghị người dùng Internet Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo đang ngày càng gia tăng. Một số thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện trên không gian mạng như giả mạo thông tin của tổ chức y tế, giả mạo trang web liên quan đến Covid-19, lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ, đến hoạt động từ thiện, hoạt động đầu tư…

T.T (tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Cảnh báo website giả mạo Bộ Y tế để lừa đảo trợ cấp Covid-19

Cảnh báo website giả mạo Bộ Y tế để lừa đảo trợ cấp Covid-19

Thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn lập website giả mạo Bộ Y tế để lừa đảo trợ cấp Covid-19 rất tinh vi, người dân cần đặc biệt chú ý.
'Chiêu trò' dụ hơn 12.000 nhà đầu tư nộp 4,3 triệu USD vào sàn Forex lừa đảo

"Chiêu trò" dụ hơn 12.000 nhà đầu tư nộp 4,3 triệu USD vào sàn Forex lừa đảo

Các đối tượng đã xây dựng tổng số 12 sàn Forex, trong đó có 3 sàn đang hoạt động với hơn 12.000 tài khoản ở nhiều quốc gia khác nhau.
Bắt hơn 100 đối tượng trong đường dây lừa đảo Online

Bắt hơn 100 đối tượng trong đường dây lừa đảo Online

Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đánh sập đường dây lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng qua mạng rất lớn, bước đầu đã triệu tập hơn 100 đối tượng.
Hà Nội: Hàng trăm người nước ngoài được cấp sổ đỏ chung cư

Hà Nội: Hàng trăm người nước ngoài được cấp sổ đỏ chung cư

Mới đây, Sở TN&MT Hà Nội vừa cấp sổ đỏ cho hàng trăm tổ chức, cá nhân nước ngoài có căn hộ chung cư trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch Hà Nội: Có hiện tượng hiểu sai giãn cách là đi làm 50% - nghỉ 50%

Chủ tịch Hà Nội: Có hiện tượng hiểu sai giãn cách là đi làm 50% - nghỉ 50%

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết có hiện tượng cơ quan hiểu sai giãn cách là đi làm 50% - nghỉ 50%. Còn theo yêu cầu, chỉ những trường hợp như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật… mới đến làm việc tại công sở
Doanh nghiệp Trung Quốc tạm thời bị cấm IPO trên sàn Mỹ

Doanh nghiệp Trung Quốc tạm thời bị cấm IPO trên sàn Mỹ

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thông báo sẽ tạm ngừng cho doanh nghiệp Trung Quốc IPO trên các sàn chứng khoán Mỹ cho đến khi các doanh nghiệp này công bố rõ ràng hơn những rủi ro mà cổ đông có thể gặp phải.
Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa…
Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài thi gồm 3 môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.
Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do điện thoại cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công bị các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.
Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow 'Làm Mẹ Thật Vi Diệu'

Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow "Làm Mẹ Thật Vi Diệu"

Đồng hành cùng Mẹ Siêu Nhân, mini talkshow Làm Mẹ Thật Vi Diệu ra đời với mục đích làm rõ tâm lý ở mỗ tình huống, cách hành xử của con trẻ lẫn những người mẹ nghệ sĩ trong chương trình. Ở Tập 1 Mini talkshow, ca sĩ Đoan Trang đã chia sẻ bí quyết dạy con; trong khi đó Vân Hugo đồng cảm với Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang...
Cafe Khởi nghiệp