Khoảng 80 công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng và dược phẩm vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân tại quốc gia này.
Khoảng 80 công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng và dược phẩm vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân tại quốc gia này.
Hơn 400 công ty đã rút khỏi Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine ngày 24/2, theo danh sách do Jeffrey Sonnenfeld, - Giáo sư tại Trường Quản lý Yale tổng hợp.
Những doanh nghiệp này đều để lại số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra.
Tuy nhiên, khoảng 80 công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng và dược phẩm vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga. Lý do khiến gần 80 công ty tiếp tục hoạt động ở Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây vì họ lo ngại rằng, người dân Nga sẽ chịu nhiều tổn thất nếu ho “rút lui” khỏi Nga. Đồng thời, nhiều công ty cũng quan ngại vấn đề pháp lý liên quan tới nhân viên của họ nếu Nga không đồng ý việc “cắt đứt quan hệ kinh doanh”.
Nhiều công ty dược phẩm có trụ sở tại Mỹ cho biết họ không sản xuất thuốc ở Nga, nhưng một số công ty cùng ngành ở châu Âu, bao gồm Bayer và Novartis SA của Thụy Sĩ vẫn duy trì các nhà máy sản xuất tại nước này.
Các công ty tiêu dùng khổng lồ như PepsiCo Inc, Procter & Gamble Co và Nestle SA (NESN.S) cho biết họ sẽ duy trì hoạt động kinh doanh tại Nga để cung cấp các mặt hàng cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh, chẳng hạn như sữa và tã cho người dân tại đây.
Xem thêm: Nike vẫn mở cửa tại Nga sau tuyên bố tạm ngừng hoạt động
Katie Denis, Trưởng nhóm truyền thông và nghiên cứu tại Hiệp hội Thương hiệu Người tiêu dùng (Pepsi, Coca-Cola và P&G là thành viên của Hiệp hội) cho biết, nhìn chung các thành viên của tổ chức không ủng hộ hành động của Nga tại Ukraine, nhưng người dân Nga không liên đới đến chuyện này nên họ vẫn quyết định tiếp tục cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân ở đây.
Bên cạnh đó, các công ty dược phẩm như Pfizer Inc, Bayer AG của Đức và Eli Lilly cho biết họ sẽ tạm dừng các hoạt động không thiết yếu ở Nga nhưng có kế hoạch tiếp tục cung cấp thuốc cho các bệnh như tiểu đường và ung thư.
Các hãng dược phẩm chia sẻ rằng, các loại thuốc kê đơn đều bị loại trừ khỏi danh sách trừng phạt quốc tế vì chúng phục vụ nhu cầu nhân đạo thiết yếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những sản phẩm thuốc này đều bị kiểm tra gắt gao.
Josh Brockwell, CEO của công ty đầu tư Azzad Asset Management, cho biết ông ủng hộ quyết định của Pfizer trong việc tiếp tục cung cấp cho Nga.
Xem thêm: Deutsche Bank vấp phải luồng ý kiến tiêu cực khi quyết định ở lại Nga
Trước đó, Tổng thống Nga Putin cho biết, Nga có thể thu giữ tài sản của các công ty từ bỏ hoạt động kinh doanh tại nước này.
Song song đó, các công tố viên Nga cũng đưa ra lời cảnh báo cho một số công ty phương Tây rằng, nhân viên của họ có thể bị bắt nếu họ ngừng sản xuất các mặt hàng thiết yếu.
Giám đốc Tiếp thị Kingsley Wheaton của British American Tobacco nói rằng, việc rời khỏi hoạt động kinh doanh hoặc ngừng bán hoặc sản xuất các sản phẩm của mình sẽ bị Nga coi là một vụ phá sản hình sự và có thể khiến các nhân viên của nước này bị truy tố.
Chính vì thế, nhiều công ty đang cố gắng đưa ra nhiều biện pháp nhằm xoa dịu mọi phía.
Ví dụ như Novartis, Bayer, Pfizer và Eli Lilly cho biết họ sẽ dành khoản lợi nhuận từ việc bán hàng ở Nga cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Nhiều công ty cũng lo ngại về điều gì sẽ xảy ra với các cơ sở của họ khi họ vắng mặt. Ví dụ, một nhà máy lương thực bị bỏ hoang có thể được Nga tái sử dụng để cung cấp cho quân đội đang chiến đấu ở Ukraine.
Xem thêm: Ngân hàng lớn tại Phố Wall rút khỏi Nga