Kinh tế khắp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chững lại, nợ gia tăng

Thứ tư, 28/09/2022 | 05:36 Theo dõi CFĐT trên

Kết quả kinh tế trên khắp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu trên toàn cầu chững lại, nợ gia tăng; các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm và trợ giá năng lượng ảnh hưởng đến chi tiêu của chính phủ...

Tăng trưởng tại hầu hết các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã phục hồi trong năm 2022 sau khi bị COVID-19 gây ảnh hưởng, trong khi đó Trung Quốc bị lỡ đà tăng trưởng do tiếp tục các biện pháp kiềm chế virus, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới được công bố hôm 27/9. 

Tuy nhiên, Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 10/2022 của Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, trong thời gian tới, kết quả kinh tế trên khắp khu vực có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu trên toàn cầu chững lại, nợ gia tăng, và tình trạng lệ thuộc vào các biện pháp xử lý kinh tế ngắn hạn nhằm chống đỡ giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.

Báo cáo đánh giá, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ngoài Trung Quốc được dự báo sẽ tăng tốc lên 5,3% trong năm 2022 so với 2,6% trong năm 2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trung Quốc, trước đó là quốc gia dẫn dắt phục hồi trong khu vực, hiện đang được dự báo sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm 2022, giảm mạnh so với 8,1% trong năm 2021. Trong toàn khu vực, tăng trưởng được dự báo sẽ chững lại còn 3,2% trong năm nay, so với 7,2% trong năm 2021, trước khi tăng lên 4,6% trong năm tới, theo nhận định tại báo cáo.

“Quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương,” đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

“Vừa phải chuẩn bị cho tốc độ tăng trưởng trên toàn cầu chững lại, các quốc gia vừa cần xử lý những méo mó chính sách trong nước đang gây trở ngại cho phát triển trong dài hạn.” – Ông Manuela V. Ferro nói thêm.

Tăng trưởng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có được nhờ nhu cầu trong nước phục hồi, do các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID được nới lỏng, và nhờ tăng trưởng xuất khẩu.

Trung Quốc, là quốc gia đóng góp khoảng 86% sản lượng của khu vực, hiện đang áp dụng các biện pháp y tế công cộng có mục tiêu nhằm kiềm chế virus lây lan, gây cản trở đến các hoạt động kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại đang dần làm giảm nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu và các sản phẩm chế tạo chế biến xuất khẩu của khu vực. Lạm phát tăng đồng loạt khiến cho lãi suất cũng tăng lên, qua đó làm cho dòng vốn chạy ra ngoài và đồng tiền mất giá tại một số quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương.

Những diễn biến đó làm tăng gánh nặng trả nợ và thu hẹp dư địa tài khóa, ảnh hưởng xấu đến các quốc gia rơi vào đại dịch với gánh nặng nợ cao.

Báo cáo đánh giá, trong quá trình các quốc gia trong khu vực tìm cách phòng vệ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khi giá cả lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, các biện pháp chính sách hiện nay chỉ mang tính hỗ trợ đáp ứng nhu cầu, nhưng lại làm gia tăng những méo mó chính sách hiện tại.

Đặc biệt, theo Báo cáo, các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm và trợ giá năng lượng đem lại lợi ích cho người giàu và ảnh hưởng đến chi tiêu của chính phủ cho hạ tầng, giáo dục và y tế. Các biện pháp cho phép giãn hoãn thời gian trả nợ hiện nay, nhằm nới lỏng điều kiện cho vay trong thời gian đại dịch, có thể khiến cho nguồn lực bị kẹt ở những doanh nghiệp thất bại, khiến cho vốn không đến được những ngành nghề và lĩnh vực năng động nhất.

“Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa xử lý lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế,” theo ý kiến của Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, Aaditya Mattoo.

“Kiểm soát và trợ giá làm mờ đi tín hiệu giá và ảnh hưởng đến năng suất.” – Chuyên gia Aaditya Mattoo nhấn mạnh và khuyến cáo, “chuyển sang những chính sách tốt hơn về lương thực thực phẩm, nhiên liệu và tài chính sẽ vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa phòng chống lạm phát.”

Tại báo cáo này, Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,2% trong năm 2022, trên cơ sở nhu cầu quốc nội phục hổi mạnh mẽ và hoạt động chế biến, chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn tiếp tục phát triển vững chắc. Tỷ lệ nghèo dự kiến giảm từ 3,7% trong năm 2021 xuống còn 3,3% vào năm 2022, tính theo Chuẩn nghèo quốc tế LMIC của Ngân hàng Thế giới (3,65 đô la Mỹ/ngày 2017 PPP).

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định, nền kinh tế đang phải đối mặt với những rủi ro suy thoái ngày càng lớn liên quan đến sự suy giảm kinh tế của các đối tác thương mại chính, lạm phát cao hơn và rủi ro tài chính gia tăng.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Động thái tăng lãi suất của Fed sẽ không gây ra một cuộc hoảng tài chính châu Á như năm 1997

Động thái tăng lãi suất của Fed sẽ không gây ra một cuộc hoảng tài chính châu Á như năm 1997

Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức, điều kiện tài chính tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khi Mỹ mạnh tay nâng lãi suất và đồng bạc xanh tăng giá.
'Đạo chích' đột nhập cửa hàng trộm 24 cây vàng sa lưới

'Đạo chích' đột nhập cửa hàng trộm 24 cây vàng sa lưới

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này đã bắt giữ nghi phạm Đỗ Văn Hùng, là nghi phạm đột nhập tiệm vàng lấy đi 24 cây vàng rồi lẩn trốn.
Cưỡng chế thuế thêm hơn 7 tỷ đồng đối với Sông Đà 6

Cưỡng chế thuế thêm hơn 7 tỷ đồng đối với Sông Đà 6

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa thông báo thực hiện cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Sông Đà 6 (HNX: SD6) do doanh nghiệp có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế thuế.
Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Ngày 28/9, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản với sự tham dự của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia uy tín.
Biến động nhân sự cấp cao ở Tracodi

Biến động nhân sự cấp cao ở Tracodi

Thời gian gần đây, liên tiếp những nhân sự cấp cao tại CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (HOSE: TCD) đệ đơn xin từ chức để tập trung đảm đương nhiệm vụ mới.
Chứng khoán châu Á “quay xe” giảm điểm

Chứng khoán châu Á “quay xe” giảm điểm

Chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu mức giảm mạnh tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương trong phiên giao dịch hôm nay sau khi chỉ số S&P 500 thiết lập mức đỉnh mới của năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp