Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ - Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc rà soát phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất với địa phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, nhiều quy trình, thủ tục, thời gian kéo dài do pháp lý đất đai phức tạp, đặc biệt là việc xác định lợi thế giá trị quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm, đánh giá thương hiệu quyền sở hữu trí tuệ, giá trị văn hóa lịch sử được quy định tại Nghị định 32 để xác định giá khởi điểm khi thoái vốn nhưng có nhiều cách nghĩ còn khác nhau dẫn đến lúng túng, không thống nhất khi thực hiện. Đại biểu Nguyễn Thị Lệ đề nghị Bộ trưởng sẽ xử lý những vấn đề này như thế nào và giải pháp trong thời gian tới?
Thứ 2, đại biểu Nguyễn Thị Lệ cho biết, số doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhưng thực hiện chưa triệt để. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn của một số bộ, ngành, địa phương còn một số hạn chế, đặc biệt liên quan đến đất đai dẫn đến làm thất thoát vốn và tài sản của nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết quan điểm khi tham mưu cho Chính phủ các biện pháp trong thời gian tới về vấn đề này?
Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: Tình hình cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua cho thấy, công tác xử lý về đất đai gặp nhiều vướng mắc, trong đó có việc xác định thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước có số lượng nhà, đất lớn nằm trên địa bàn, nhiều địa phương có lịch sử pháp lý đất đai phức tạp. Đại biểu Nguyễn Thành Công đề nghị Bộ trưởng báo cáo giải trình tính hợp lý của việc gắn phương án xử lý, sắp xếp nhà, đất vào quy trình cổ phần hóa, thoái vốn? Liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân chính gây vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn hay không? Đề xuất giải pháp cho vấn đề này?
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sắp xếp nhà đất là một trong những nút thắt của cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai.
Theo đó, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, UBND các tỉnh được giao thẩm quyền phê duyệt phương án, nhưng việc này triển khai rất chậm. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Việc tính giá đất không sát giá thị trường tạo ra thất thoát, tài sản nhà nước, chuyển sang tài sản tư nhân.
Do đó, giải pháp trong thời gian tới là, việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Trả lời câu hỏi liên quan đến Nghị định 32, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu, đối với việc Nghị định xác định vấn đề là lợi thế thương mại và đưa tiền thuê đất một lần vào giá trị của doanh nghiệp, qua các hội thảo, nhiều chuyên gia đánh giá là chưa hợp lý.
Bởi đó cũng là đánh giá lợi thế thương mại và theo ước chừng chứ không có tiêu chí chính xác để đánh giá giá trị lợi thế thương mại. Khi đưa vào giá trị của doanh nghiệp, thì hôm nay giá đất cao và ngày mai sẽ rẻ. Do đó, Bộ trưởng nêu rõ sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ sửa đổi.
Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 60 năm 2018 không cho doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước sau khi cổ phần hóa không được chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu đấy không sử dụng cho sản xuất kinh doanh và không có nhu cầu nữa thì trả cho Nhà nước. Khi đó, Nhà nước sẽ đấu giá để thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển khu đất đấy cho doanh nghiệp khác, cơ quan khác sử dụng.
Về vấn đề gắn việc sắp xếp nhà đất vào cổ phần hoá, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, nhà đất là tài sản của Nhà nước. Trước đây theo Nghị định 167, bây giờ là Nghị định 67, trước khi chuyển sang phải có sự sắp xếp, phần nào giữ lại, phần nào trả về cho Nhà nước và phần nào đưa vào trong giá trị cổ phần hoá hoặc để chuyển giao cho doanh nghiệp cổ phần hoá. Bộ trưởng cho rằng, trước khi cổ phần hoá phải sắp xếp để xác định tính hợp lý sử dụng.
Ngày 8/6, trao đổi với báo chí, ông Ngô Văn Ninh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết, địa phương đã có văn bản đình chỉ toàn bộ hoạt động xây dựng tại Dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen.
TP. Hà Nội quy định, các tổ chức mua nhà ở, diện tích sàn kinh doanh thương mại tại những dự án phát triển nhà ở đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư là căn cứ để kiểm tra, thẩm định, xét cấp giấy "sổ đỏ" cho tổ chức…
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính thì số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản năm 2021 đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tỷ lệ tăng 30%) so với năm 2020.
GDPNow - công cụ theo dõi của Fed đã chỉ ra rằng, Mỹ có thể rơi vào suy thoái khi tốc độ nền kinh tế trong quý II/2022 có thể chỉ đạt mức tăng trưởng âm.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.