Khủng hoảng năng lượng làm suy yếu tăng trưởng, leo thang lạm phát ở EU

Thứ hai, 16/05/2022 | 16:45 Theo dõi CFĐT trên

Xung đột tại Ukraine đã tạo ra những thách thức về tăng trưởng và lạm phát đối với Liên minh châu Âu (EU).

Giới chức EU sắp phải công bố giảm dự báo tăng trưởng GDP, đồng thời tăng triển vọng lạm phát trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng khởi nguồn từ xung đột Nga-Ukraine gây ra tác động kinh tế tiêu cực đối với EU.

Theo báo cáo dự thảo của Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến được công bố trong ngày 16/5 (giờ địa phương), kinh tế của cả EU và khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đều được dự báo tăng trưởng 2,7% trong năm nay, giảm sâu so với kỳ vọng trước đó là 4%. Mức tăng trưởng trong năm 2023 vào khoảng 2,3%, giảm so với mức 2,7% trong kỳ báo cáo được EC công bố hồi tháng 2.

Lạm phát được dự báo vọt lên 6% trong năm nay ở cả EU và eurozone. Đáng chú ý, lạm phát ở một số quốc gia Trung và Đông Âu nhiều khả năng sẽ ở mức hai con số. Tỉ lệ lạm phát tại eurozone sẽ giảm xuống còn 2,7% trong năm 2023, vẫn cao hơn ngưỡng mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Đây là lần đầu tiên EC đưa ra báo cáo về dự báo tăng trưởng, lạm phát và việc làm kể từ thời điểm nổ ra xung đột ở Ukraine vào cuối tháng 2 vừa qua.

Tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde phát đi thông điệp ủng hộ tăng lãi suất chủ chốt vào tháng 7 tới, mở đường cho kỳ tăng lãi suất đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Trước đó, EC từng dự báo lạm phát sẽ trở về mức dưới 2% trong năm tới.

Lòng tin của người tiêu dùng EU suy yếu sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Bloomberg
Lòng tin của người tiêu dùng EU suy yếu sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Bloomberg

Việc Nga can thiệp quân sự ở Ukraine đã khiến giá năng lượng tại châu Âu trong vọt, làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng. Các nước thành viên EU đã thông qua năm vòng trừng phạt chống Moskva và đang trong tiến trình hoàn thiện gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào ngành dầu khí của Nga.

Tuy nhiên, nội bộ EU hiện chưa đạt thống nhất về gói này, do gặp phải phản ứng từ những nước phụ thuộc lớn vào nguồn dầu nhập khẩu từ Nga, điển hình là Hungary. Giới chức EC vẫn đang mở các vòng đàm phán với Hungary cùng với Cộng hòa Séc và Slovakia về những điều khoản đặc biệt giúp ba nước này giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kinh tế châu Âu tăng trưởng trong năm nay, nhưng EC cho rằng động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ bước đà đã được thiết lập trong năm 2021. Trong khi đó thách thức cho tăng trưởng đang dần tích tụ. Dự thảo của EC nhận định nếu Nga bất ngờ dừng bơm khí đốt sang châu Âu, kinh tế khu vực sẽ chịu thiệt hại lớn hơn nữa.

Cụ thể, trong kịch bản này, GDP của EU sẽ giảm 2,5% so với dự báo, chỉ còn 0,2%. Tăng trưởng trong năm 2023 cũng xuống mức 1,7%. Ở chiều ngược lại, lạm phát trong năm nay và năm tới sẽ lần lượt ở mức 9% và 3,7%. Một số chuyên gia kinh tế mong đợi EC sẽ thông báo ngừng áp quy định về thâm hụt ngân sách và nợ công trong năm tới.

Cùng với đà tăng giá của mặt hàng năng lượng, vốn đã tăng tới 38% tại thời điểm tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, các hộ gia đình tại châu Âu còn đối mặt với xu thế giá lương thực tăng cao, với mức tăng 6% trong cùng thời kỳ này.

Sản xuất công nghiệp vẫn gặp phải rào cản đến từ đứt gãy chuỗi cung ứng. Các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc để phòng chống COVID-19 đang hủy hoại thương mại toàn cầu. Cùng lúc, triển vọng kinh tế Mỹ ngày một bất chắc hơn trong bối cảnh Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đứng trước thách thức phải kiểm soát được lạm phát bằng công cụ lãi suất, nhưng không được gây tổn hại quá nhiều đến hoạt động kinh tế.

Bất chấp triển vọng bấp bênh, EC kỳ vòng tỷ lệ thất nghiệp trong EU sẽ tiếp tục được cải thiện sau khi tăng do diễn biến của đại dịch COVID-19. So với dự báo công bố hồi tháng 2, Tỉ lệ thất nghiệp được điều chỉnh giảm, từ 7,7% xuống còn 7,3% trong năm 2022 trong eurozone và xuống 7% trong năm tới.

Cân bằng ngân sách cũng sẽ dần được cải thiện. Tính chung cho cả eurozne, thâm hụt ngân sách từ mức 5,1% GDP trong năm 2021 sẽ giảm xuống còn 3,7% GDP trong năm nay và 2,5% GDP trong năm 2023.

Theo TTXVN/Báo tin tức
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà nghiên cứu tại Harvard Kennedy: Bong bóng nợ nần có thể xảy ra nếu “mua trước, trả sau” tiếp tục bùng nổ

Nhà nghiên cứu tại Harvard Kennedy: Bong bóng nợ nần có thể xảy ra nếu “mua trước, trả sau” tiếp tục bùng nổ

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, xu hướng mua trước, trả sau đã thực sự bùng nổ song hành với làn sóng mua sắm trực tuyến. 
Dữ liệu kinh tế tháng 4 của Trung Quốc gây thất vọng

Dữ liệu kinh tế tháng 4 của Trung Quốc gây thất vọng

Đáng chú ý, trong doanh số ngành bán lẻ, chỉ có lĩnh vực kinh doanh về đồ uống, thuốc, thực phẩm và xăng dầu là tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021.
Sắc “Vàng” đã đến với đội tuyển bi sắt Việt Nam

Sắc “Vàng” đã đến với đội tuyển bi sắt Việt Nam

Sang nội dung thi đấu thứ 2 đôi nam, đôi nữ, đội tuyển bi sắt Việt Nam đã mang về tấm HCV đầu tiên ở nội dung đôi nữ và nội dung đôi nam thật đáng tiếc khi chỉ dừng lại với HCĐ.
Nghiêm trọng hơn cả một sự kiện Thiên nga đen: Sự sụp đổ của Terra Luna và stablecoin Terra USD

Nghiêm trọng hơn cả một sự kiện Thiên nga đen: Sự sụp đổ của Terra Luna và stablecoin Terra USD

Sự kiện "Thiên nga đen" ám chỉ một sự kiện không thể đoán trước, vượt qua những tình huống thường được dự kiến có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc điểm của “Thiên nga đen” là sự hiếm có và để lại hậu thảm khốc khi xảy ra.
PVOIL thông báo chào bán 1 triệu cổ phiếu PTT

PVOIL thông báo chào bán 1 triệu cổ phiếu PTT

Ngày 12/5, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, UPCoM: OIL) đưa ra thông báo về việc chào bán ra công chúng toàn bộ 1 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương (UPCoM: PTT), tương đương 10% vốn của PTT.
VESAF đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVS

VESAF đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVS

Tạm chiếu theo thị giá lúc đóng cửa phiên cuối tuần qua (ngày 13/5), VESAF sẽ phải chi khoảng 23,1 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp