Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc có thể kết thúc khi cổ phiếu ngành này tăng vọt

Thứ ba, 15/11/2022 | 16:30 Theo dõi CFĐT trên
Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc có thể kết thúc khi cổ phiếu ngành này tăng vọt (Ảnh minh họa)
Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc có thể kết thúc khi cổ phiếu ngành này tăng vọt (Ảnh minh họa)

Cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc - Country Garden - đã tăng vọt tới 52% tại thị trường Hồng Kông sau khi Bắc Kinh hôm thứ Sáu công bố kế hoạch 16 điểm giúp giảm bớt đáng kể áp lực lên hoạt động đi vay trong lĩnh vực bất động sản.

Được biết, các biện pháp chính bao gồm: cho phép các ngân hàng gia hạn các khoản vay đáo hạn  của các nhà phát triển, hỗ trợ bán bất động sản bằng cách giảm quy mô khoản thanh toán trước (down payments) và cắt giảm lãi suất thế chấp, thúc đẩy các kênh tài trợ khác như phát hành trái phiếu và đảm bảo giao nhà bán cho người mua.

“Về bản chất, các nhà hoạch định chính sách yêu cầu các ngân hàng cố gắng hết sức để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản,” ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc của Macquarie Group nhận định. 

Tao Wang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS, đã mô tả gói biện pháp này là một “bước ngoặt” đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Bà ước tính, cùng với các chính sách khác được công bố vào đầu năm nay, Trung Quốc có thể bơm hơn 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 142 tỷ USD) vào thị trường bất động sản.

Xem thêm: Bong bóng bất động sản của Trung Quốc sẽ làm rung chuyển nền kinh tế trong nhiều năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, các nhà phát triển Trung Quốc được niêm yết tại Hồng Kông đã tăng trung bình 11% vào phiên đầu tuần 14/11. Cụ thể, cổ phiếu của Longfor Properties đã đi lên 17%. Trong khi đó, Dexin China, nhà phát triển có trụ sở tại Hàng Châu, đã nhảy vọt tới 151% chỉ trong một ngày.

Gói giải cứu được nhiều nhà phân tích coi là tín hiệu mạnh mẽ nhất từ ​​​​các nhà chức trách Trung Quốc, rằng những hạn chế kéo dài hai năm qua lên lĩnh vực bất động sản đã kết thúc. Vào tháng 8/2020, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nỗ lực kiềm chế các công ty địa ốc nặng nợ nhằm ngăn giá nhà ở tăng cao.

Mọi vấn đề bắt đầu leo thang vào năm ngoái, khi Evergrande - nhà phát triển lớn thứ hai của quốc gia - vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng thanh khoản của các công ty địa ốc khiến nhiều dự án nhà ở đã bán cũng như đang xây dựng dở phải bị trì hoãn hoặc đình chỉ.

Cuộc khủng hoảng bước sang một giai đoạn mới vào mùa hè này khi những người mua nhà tức giận và từ chối trả khoản vay thế chấp cho những ngôi nhà chưa hoàn thành, làm chao đảo thị trường tài chính và làm dấy lên lo ngại về sự lây lan. 

Kể từ đó, các nhà chức trách đã cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng bằng cách kêu gọi các ngân hàng tăng cường hỗ trợ khoản vay cho nhà phát triển bất động sản để họ có thể hoàn thành các dự án. Các cơ quan quản lý cũng đã cắt giảm lãi suất trong nỗ lực khôi phục niềm tin của người mua.

Tuy nhiên, tình trạng sụt giảm bất động sản vẫn tiếp diễn do người mua quay lưng với thị trường vì nền kinh tế yếu kém và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Vào tháng 10, doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất đã giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một cuộc khảo sát riêng của China Index Academy, một công ty nghiên cứu bất động sản hàng đầu. 

Tính từ đầu năm cho đến nay, doanh số bán hàng của những doanh nghiệp trên đã giảm 43%.

Bên cạnh đó, chính sách nghiêm ngặt zero-Covid đã siết chặt chi tiêu của người tiêu dùng và sản xuất. Hơn nữa, những tai ương trong lĩnh vực bất động sản đã kéo nền kinh tế quốc gia này giảm sút. 

Trong quý III/2022, dù GDP của Trung Quốc tăng 3,9% so với một năm trước, đưa mức tăng trưởng chung trong 9 tháng đầu năm lên 3% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 5,5% được đặt ra hồi tháng 3.

Dù hoan nghênh những biện pháp được Bắc Kinh công bố hôm 11/11, các nhà phân tích vẫn thận trọng về tác động của chúng với niềm tin người mua nhà.

“Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi,” các nhà phân tích của Nomura cho biết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Hai, đồng thời cho biết thêm rằng các biện pháp mới nhất có thể có “ít tác động trực tiếp” đến việc kích thích mua nhà.

Nomura nói thêm: “Chiến lược Zero COVID của Bắc Kinh, dù đã có những điều chỉnh, vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên lĩnh vực bất động sản”.

Xem thêm: Lo ngại giảm phát ở Trung Quốc gia tăng do chính sách phòng, chống dịch Covid-19

Thục San (Theo CNN)
Theo VnMedia.vn Copy
10 vấn đề doanh nghiệp bất động sản xin tháo gỡ

10 vấn đề doanh nghiệp bất động sản xin tháo gỡ

Tại “Cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản” tại thành phố Hồ Chí Minh các doanh nghiệp đã nêu 10 vấn đề xin tháo gỡ cho thị trường.
Giá nhà ở Hồng Kông giảm mạnh nhất kể từ năm 2016

Giá nhà ở Hồng Kông giảm mạnh nhất kể từ năm 2016

Thị trường bất động sản ở Hồng Kông đang sụt giảm nhanh chóng khi chi phí đi vay tăng lên. 
Bất động sản Phú Quốc - hưởng lợi tức thì không chờ đợi với Shophosue The Center

Bất động sản Phú Quốc - hưởng lợi tức thì không chờ đợi với Shophosue The Center

Dự án Shophouse The Center Phú Quốc với các căn Shophouse nhà phố ven biển sở hữu lâu dài, được thiết kế chiều cao 5 tầng, 2 mặt tiền rộng 8 – 15m, có thể khai thác linh hoạt nhiều loại hình kinh doanh khác nhau để đón lượng du khách khổng lồ.
Con gái Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

Con gái Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

Phó Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG), đồng thời là con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp vừa tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Thị trường tiền điện tử: Giới đầu tư mất 2.000 tỷ USD sau 1 năm đạt đỉnh

Thị trường tiền điện tử: Giới đầu tư mất 2.000 tỷ USD sau 1 năm đạt đỉnh

Một năm sau khi đạt đỉnh ở ngưỡng 68.000 USD, hai loại tiền kỹ thuật số lớn nhất là Bitcoin và Ethereum đã mất 3/4 giá trị vốn hóa thị trường, đồng thời sụp đổ cùng với các cổ phiếu công nghệ rủi ro nhất. Ngành công nghiệp này từng được định giá khoảng 3.000 tỷ USD, hiện chỉ còn khoảng 900 tỷ USD.
Giá vàng trong nước bật tăng mạnh, tiến sát ngưỡng 68 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước bật tăng mạnh, tiến sát ngưỡng 68 triệu đồng/lượng

Trong phiên giao dịch sáng nay, 15/11, giá vàng SJC đã được các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng mạnh. So với thời điểm chiều qua, giá vàng SJC đã tăng tới 200-300 ngàn đồng/lượng.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp