Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến dịp Tết Nguyên Đán

Thứ bảy, 24/12/2022 | 07:52 Theo dõi CFĐT trên

Thủ tướng chỉ thị các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến...

Cụ thể, tại Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến; chủ động xử lý các biến động bất thường của thị trường.

Phối hợp với địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, vi phạm về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa nhập lậu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tại các tỉnh biên giới tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ.

Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không để thiếu hụt trong mọi tình huống; tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng để góp phần đảm bảo ổn định thị trường, phục vụ cho Nhân dân; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống.

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm…).

Kiểm soát chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.

Phát triển sản xuất nông nghiệp, cung ứng đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân; chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai nhất là rét đậm, rét hại, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo đảm ổn định sản xuất; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vật nuôi, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật… theo quy định cho các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sống cho nhân dân vui Xuân đón Tết.

Phối hợp với các địa phương chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, cung ứng đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục 10 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục 10 tỷ USD

Ngành thủy sản Việt Nam vừa tổ chức ăn mừng xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục 10 tỉ USD, mức cao nhất của ngành từ trước đến nay. Dự kiến kết thúc năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ cán đích với con số 11 tỉ USD, tăng 25% so với năm ngoái.
Giá xăng có thể tăng mạnh trong năm 2023

Giá xăng có thể tăng mạnh trong năm 2023

Giá dầu được dự báo tăng mạnh lên 120 USD/thùng.
Hơn 1.400 cơ sở tại Hà Nội vi phạm an toàn thực phẩm trong năm 2022

Hơn 1.400 cơ sở tại Hà Nội vi phạm an toàn thực phẩm trong năm 2022

Trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra được 57.653 lượt cơ sở, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 1.403 cơ sở với số tiền gần 24,8 tỷ đồng.
Ban Bí thư yêu cầu sớm chấm dứt tình trạng đưa người đi lao động nước ngoài trái phép

Ban Bí thư yêu cầu sớm chấm dứt tình trạng đưa người đi lao động nước ngoài trái phép

Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.
5 sự kiện tài chính đáng lưu ý năm 2022 

5 sự kiện tài chính đáng lưu ý năm 2022 

Những trường hợp tồi tệ nhất của thị trường tài chính thường xảy ra khi một điều gì đó được cho là rất khó thay đổi sẽ bất ngờ đảo lộn. Chính vì vậy, giới đầu tư tài chính đã trải qua khoảng thời gian đầy khó khăn trong năm nay.
Các nút thắt của thị trường chưa được tháo, doanh nghiệp bất động sản 'buộc bụng'

Các nút thắt của thị trường chưa được tháo, doanh nghiệp bất động sản "buộc bụng"

Trong khi các nút thắt của thị trường chưa được tháo gỡ, doanh nghiệp bất động sản phải tiết giảm tối đa chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Nga đã rơi từ vị trí 12 xuống vị trí 14 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp nguyên liệu và hàng hóa quan trọng nhất cho Đức.