Kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu: Đại biểu lo “tạo ra một thứ bao cấp cho thị trường tín dụng”

Thứ năm, 02/06/2022 | 10:19 Theo dõi CFĐT trên

Trong khi hầu hết các đại biểu đồng tình với việc kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu thì Đại biểu Nguyễn Công Long - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, cần đánh giá những hệ lụy khi kéo dài Nghị quyết này.

Tranh luận tại phiên họp về tổng kết Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu, Đại biểu Nguyễn Công Long cho biết, qua theo dõi các ý kiến tại phiên họp, các đại biểu đều cho rằng cần tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Bản thân Đại biểu Nguyễn Công Long cũng cho rằng trong bối cảnh hiện tại vấn đề tiếp tục cơ chế này là cần thiết.

Tuy nhiên, Đại biểu Long đề nghị Chính phủ và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá kỹ tất cả những tác động cả thuận lẫn nghịch của cơ chế này.

Theo đại biểu tỉnh Đồng Nai, bất kỳ một phương thuốc nào dù có công dụng đến mấy thì luôn luôn để lại tác dụng phụ. Cơ chế xử lý theo Nghị quyết 42 là phương thức rất hiệu quả và đã được chứng minh qua thực tế.

“Tuy nhiên, cần phải đánh giá hệ lụy của nó, trong bất kỳ một nền kinh tế nào khi có nợ tăng cao, đe dọa đến nền kinh tế và gây bất ổn thì Nhà nước phải can thiệp.” – ĐB Nguyễn Công Long nói.

ĐBQH Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai)
ĐBQH Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai)

Theo Đại biểu Long, quá trình này luôn luôn gắn liền với việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng. Đây là một cuộc thanh lọc rất gắt gao, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại khôi phục, phục hồi hiệu quả thì tồn tại, nếu không thì sẽ bị thải loại.

Băn khoăn “phải chăng cơ chế này đang tạo ra một thứ bao cấp cho hoạt động đối với thị trường tín dụng?”, Đại biểu Nguyễn Công Long cho rằng, nếu cơ chế này kéo dài có thể sẽ tạo ra tâm lý cho ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi thì hưởng; còn lỗ, nợ thì đã có Nhà nước lo.

“Phương thức để xử lý nợ xấu phải tạo ra yếu tố tự thân cho tất cả các tổ chức tín dụng, qua đó phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động chứ không thể trông chờ mãi và biện pháp bao cấp của Nhà nước như trong thời gian qua.” – Đại biểu tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh quan điểm của cá nhân ông.

Trước phần phát biểu của Đại biểu Nguyễn Công Long, Đại biểu Lê Đào An Xuân (Phú Yên) cho rằng, việc gia hạn lại toàn bộ nội dung Nghị quyết không giải quyết được toàn bộ mục tiêu đặt ra ban đầu của Nghị quyết mà chỉ mang tính xử lý tức thời trong thời gian Chính phủ chưa kịp tham mưu để trình Quốc hội các quy định phù hợp với thực tiễn để đảm bảo sửa đổi kịp thời nội dung không còn phù hợp, đảm bảo sự kế thừa liên tục, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát sinh.

ĐBQH Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên)
ĐBQH Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên)

Đại biểu Lê Đào An Xuân đề nghị cần xem xét, bổ sung đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết, trong đó có việc xử lý các khoản nợ xấu mới phát sinh từ sau thời hiệu của Nghị quyết số 42. Đề nghị bổ sung các quy định về xử lý đối với các khoản nợ xấu không còn tài sản đảm bảo. Theo đại biểu, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, hiện nay có gần 40 % là nợ xấu không còn tài sản đảm bảo để xử lý do doanh nghiệp phá sản… Do đó, đại biểu đề nghị cần có giải pháp để xử lý, đặc biệt là các loại nợ xấu mang tính đặc thù.

Trong khi đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) thì cho rằng, kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua chưa thực sự vững chắc, thực trạng xử lý nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu ngân hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên, ông Hà Sĩ Đồng cho rằng có một phần đáng kể của dòng tiền dễ dãi đã và đang tìm tới các kênh đầu tư và các nhóm tài sản rủi ro không được khuyến khích. Một số lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và nhiều tài sản tài chính khác ít hay nhiều, nhẹ hay nặng chắc chắn đã xuất hiện.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)
ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)

Đại biểu đặt câu hỏi: Liệu có tình trạng dòng tiền rẻ từ ngành ngân hàng bơm ra một phần đáng kể đã tràn vào thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường bất động sản và nhiều thị trường tài sản tài chính nói chung? Trong khi đó, khu vực kinh tế thực lúc đó đang bị co hẹp, đòn bẩy tài chính mà các nhà đầu tư sử dụng vốn ngân hàng, hoạt động thế nào, liệu nợ xấu ngân hàng trong các lĩnh vực rủi ro này ở mức bao nhiêu và sẽ còn gia tăng như thế nào trong thời gian tới?

Theo đại biểu Hà Sĩ Đồng, thu ngân sách Nhà nước từ các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản tăng đột biến, bù đắp rất đáng kể cho những khoản hụt thu từ nhiều lĩnh vực sản xuất. Đây cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi vì sao ngân sách Nhà nước tăng cao trong khi nền kinh tế doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch.

“Những hệ lụy dễ thấy, dễ hiểu và toàn thị trường tài chính tiền tệ và tổng thể nền kinh tế đã bị bóp méo và đang gia tăng và tích tụ rủi ro, làm tăng tính dễ tổn thương cho hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.”- ông Hà Sĩ Đồng nói.

Vì vậy, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến cuối năm 2023 để tránh bị khoảng trống pháp lý trong thời gian đợi gia cố khung khổ pháp luật về xử lý nợ xấu.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Ba chiến lược đầu tư của các chuyên gia Phố Wall khi thị trường lo lắng về một cuộc suy thoái

Ba chiến lược đầu tư của các chuyên gia Phố Wall khi thị trường lo lắng về một cuộc suy thoái

Trong khi cuộc thảo luận về suy thoái đang nóng lên, các chuyên gia đầu trên thị trường Phố Wall đã đưa ra một vài lời khuyên về cách đầu tư trong bối cảnh này.
Giá vàng thế giới giảm sâu, SJC vẫn duy trì trên 69 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm sâu, SJC vẫn duy trì trên 69 triệu đồng/lượng

Mặc dù giá vàng thế giới đang giảm sâu, nhưng giá SJC trong nước vẫn được các doanh nghiệp giữ ổn định mức niêm yết ở phiên trước đó và duy trì ở mức trên 69 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
92,6% tổng số doanh nghiệp trên cả nước đã triển khai hóa đơn điện tử

92,6% tổng số doanh nghiệp trên cả nước đã triển khai hóa đơn điện tử

Trên cả nước, đã có 764.314 doanh nghiệp (tương đương 92,6% tổng số doanh nghiệp) và 52.778 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử.
Rà soát, kiểm tra hoạt động các tổ chức nhận xe biếu, tặng

Rà soát, kiểm tra hoạt động các tổ chức nhận xe biếu, tặng

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có chỉ đạo yêu cầu Tổng cục Hải quan khẩn trương chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra nội dung phản ánh tại bài viết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hoang tin bị cướp 1.900 USD và 200 triệu đồng vì chơi chứng khoán thua lỗ

Hoang tin bị cướp 1.900 USD và 200 triệu đồng vì chơi chứng khoán thua lỗ

Công an quận Long Biên (TP Hà Nội) cho biết, đơn vì này đã lập hồ sơ, ra quyết định xử phạt một nam thanh niên trình báo tin cướp giả trên địa bàn.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp