HoREA: Bất cập của việc ban hành khung giá đất làm căn cứ xây dựng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất

Chủ nhật, 31/10/2021 | 13:24 Theo dõi CFĐT trên

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có công văn gửi UBND TP. Hồ Chí Minh nêu một số “bất cập, vướng mắc” của cơ chế Chính phủ ban hành “khung giá đất” làm căn cứ để cấp tỉnh ban hành “bảng giá đất” và “hệ số điều chỉnh giá đất”.

Theo HoREA, Điều 4 Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định 07 vùng kinh tế để xây dựng “khung giá đất”, mà mỗi vùng kinh tế lại có địa bàn quá rộng và có nhiều khác biệt, không thật tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên “khung giá đất” chưa sát với đặc điểm tình hình của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định: “1. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương”; 

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất”, nhưng lại không cho phép “cấp tỉnh được quy định mức giá đất thấp hơn so với mức giá tối thiểu của cùng loại đất trong khung giá đất”, nên chưa sát và mâu thuẫn với yêu cầu phải “căn cứ vào thực tế của địa phương”, cũng như chưa phát huy trách nhiệm và tính chủ động của cấp tỉnh trong “việc định giá đất phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”.

Do cơ chế trên đây nên “bảng giá đất” của các địa phương thường chỉ bằng 30-50% giá đất trên thị trường.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều ban hành “hệ số điều chỉnh giá đất” nhân (x) với “bảng giá đất” để tính tiền sử dụng đất trong hạn mức của cá nhân, hộ gia đình khi làm “sổ đỏ”, tính thuế sử dụng đất, tính phí và lệ phí…

Nhưng trên thực tế, khi áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để định “giá đất cụ thể” để tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án được “thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” (theo Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai 2013) thì một số người có đất bị thu hồi đã không đồng tình, dẫn đến khiếu kiện thậm chí có trường hợp khiếu kiện gay gắt, nên các địa phương điển hình là thành phố Hồ Chí Minh phải ban hành các “hệ số điều chỉnh giá đất” đặc thù cho từng dự án này thì mới thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng. 

TP. Hồ Chí Minh đã ban hành “bảng giá đất” giai đoạn 2020-2024 theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020, nhưng thành phố chưa sử dụng thẩm quyền “cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất” (theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2019/NĐ-CP) nên mức giá đất cao nhất của “bảng giá đất” tại các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 chỉ là 162 triệu đồng/m2 bằng với mức giá tối đa của “khung giá đất”.

(Ghi chú: Trong giai đoạn 2014-2019, thành phố quy định mức giá đất cao nhất tại 03 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 cao hơn 30% so với mức giá tối đa của khung giá đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 44/2014/NĐ-CP).

Thành phố cũng đã quy định “hệ số điều chỉnh giá đất” năm 2021 để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn thành phố theo 05 khu vực: Khu vực 1 là 2,5; Khu vực 2 là 2,3; Khu vực 3 là 2,1; Khu vực 4 là 1,9; Khu vực 5 là 1,7, dẫn đến “mức giá đất tối đa” năm 2021 của thành phố chỉ là 162 triệu đồng/m2 x 2,5 = 405 triệu đồng/m2.

Trong lúc giá thị trường tại các vị trí đất này cao hơn rất nhiều so với bảng giá đất, thậm chí có tuyến đường lên đến hơn 01 tỷ đồng/m2, ví dụ: Mặt bằng 23 Lê Duẩn quận 1 đấu giá thành năm 2014 với giá trúng đấu giá là 1.430 tỷ đồng (477 triệu đồng/m2), cao hơn 2,6 lần so với giá khởi điểm đấu giá 550 tỷ đồng (183,3 triệu đồng/m2), trong lúc giá đất theo bảng giá đất năm 2014 chỉ là 55 triệu đồng/m2;

Một dự án có diện tích khoảng 5.000 m2 tại trung tâm quận 1 được chuyển nhượng năm 2013 với giá khoảng 9.000 tỷ đồng tương đương 470 triệu USD tại thời điểm bấy giờ.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử

Thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử.
Dự án TMS Homes Wonder World: Rao bán khi chưa đủ điều kiện pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Dự án TMS Homes Wonder World: Rao bán khi chưa đủ điều kiện pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật, nhập nhèm các pháp nhân ký hợp đồng, dự án TMS Land Đầm Cói (tên thương mại TMS Homes Wonder World) do Công ty CP TMS bất động sản (TMS Land - thành viên của TMS Group) làm chủ đầu tư đang tồn tại một số rủi ro đáng lưu tâm.
Sắp ra mắt Khu đô thị Mường Khến Heritage tại Hòa Bình

Sắp ra mắt Khu đô thị Mường Khến Heritage tại Hòa Bình

Sắp ra mắt dự án Khu đô thị Mường Khến Heritage tại trung tâm thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với sản phẩm đất liền kề và đất biệt thự được đầu tư bài bản và hiện đại đang được giới đầu tư trên toàn Miền Bắc săn đón. 
Lạm phát Mỹ đạt mức cao nhất trong 30 năm

Lạm phát Mỹ đạt mức cao nhất trong 30 năm

Lạm phát Mỹ trong tháng 9/2021 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 30 năm qua, nghịch biến với thu nhập của người dân quốc gia này.
Vượt Apple, Microsoft giành lại danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới

Vượt Apple, Microsoft giành lại danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới

Kết quả kinh doanh không đạt được như kỳ vọng khiến giá cổ phiếu và giá trị vốn hoá của Apple lao dốc, tạo cơ hội cho Microsoft vượt lên trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.
Fintech đang thay đổi thị trường doanh nghiệp tài chính toàn cầu

Fintech đang thay đổi thị trường doanh nghiệp tài chính toàn cầu

Những gã khổng lồ Fintech (công nghệ tài chính) như Square và PayPal đang ngày càng lớn mạnh và có nhiều người tiêu dùng hơn, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp