Hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Thứ ba, 31/08/2021 | 15:07 Theo dõi CFĐT trên

Ước tính các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tác động đến khoảng 12 tỷ USD kim ngạch và hàng chục nghìn doanh nghiệp xuất khẩu.

Hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương cho biết tính đến hết tháng 7/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 207 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 160 vụ việc, chiếm tỷ lệ 77%.

Trước tác động tiêu cực như làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu đối với các ngành xuất khẩu một khi bị nước ngoài áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại đã mang lại kết quả bước đầu.

Kể từ thời điểm lần đầu tiên, Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo vào tháng 7/2019 tới nay, đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, như: gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men.

Thông qua cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. 

Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ, cung cấp  thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Hoạt động cảnh báo sớm để hỗ trợ doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp giảm được thiệt hại trong một số vụ việc.

Đơn cử, trong vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Mỹ) không bị áp thuế chống bán phá giá.

Hay trong vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Mỹ cáo buộc (110%).

Đối với vụ việc Đài Loan điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch men, dự kiến đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam (chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang Đài Loan) không bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức độ thấp.

"Những kết quả như vậy giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và thậm chí phát triển thêm được thị phần tại thị trường xuất khẩu khi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh khác bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với mức thuế áp dụng đối với hàng hóa của Việt Nam", đại diện Cục Phòng vệ Thương mại khẳng định.

8 tháng đầu năm 2021, dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy sản xuất nhiều ngành hàng lớn, nhưng xuất khẩu hàng hóa vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trị giá 212,5 tỷ USD, với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Xuất khẩu tăng trưởng nhanh cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. 

Tuy nhiên cũng tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải yêu cầu Chính phủ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.

Nghiêm trọng hơn, việc bị nước ngoài áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực như làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ước tính, các vụ việc phòng vệ thương mại khởi do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tác động đến khoảng 12 tỷ USD kim ngạch và hàng chục nghìn doanh nghiệp xuất khẩu.

Do đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hoàn thiện, xây dựng và vận hành hiệu quả hơn nữa Hệ thống cảnh báo sớm theo lộ trình, nhằm theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19

Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 30/8/2021, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã ký ban hành Quyết định số 1596/QĐ-BGTVT ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng 21,2%

8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng 21,2%

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
600 điểm bán hàng trực tuyến dành cho người Hà Nội mua hàng thiết yếu

600 điểm bán hàng trực tuyến dành cho người Hà Nội mua hàng thiết yếu

Sở Công Thương Hà Nội đã công bố danh sách các đơn vị, điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn có triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trên Cổng thông tin của Sở.
Nhiều quy định mới về đất đai có hiệu lực từ 1/9/2021

Nhiều quy định mới về đất đai có hiệu lực từ 1/9/2021

Nhiều quy định mới về đất đai trong tháng 9 theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/9.
Thị trường dầu mỏ sẽ ra sao nếu vắng bóng OPEC?

Thị trường dầu mỏ sẽ ra sao nếu vắng bóng OPEC?

Bên trong nội bộ OPEC đang tồn tại một số rạn nứt và bất đồng. Điều này khiến thị trường không ít lần suy đoán về nguy cơ tan rã của Liên minh dầu mỏ.
Trưa 31/8: Hà Nội ghi nhận 27 ca mắc Covid-19 mới, 01 ca ghi nhận tại cộng đồng

Trưa 31/8: Hà Nội ghi nhận 27 ca mắc Covid-19 mới, 01 ca ghi nhận tại cộng đồng

Theo Sở Y tế Hà Nội, trưa ngày 31/8, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận thêm 27 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 01 ca ghi nhận tại cộng đồng, 21 ca tại khu cách ly và 05 ca tại khu vực phong tỏa.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp