Giải pháp cấp bách về thiếu nguồn cung nhà ở

Thứ năm, 21/04/2022 | 06:33 Theo dõi CFĐT trên

HoREA vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giảm giá nhà để bình ổn thị trường bất động sản theo hướng phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.

Theo HoREA, để kéo giảm giá nhà ở trên thị trường bất động sản thì phải có giải pháp hiệu quả làm tăng nguồn cung nhà ở, mà muốn tăng nguồn cung nhà ở thì trước hết phải tháo gỡ một số “vướng mắc, bất cập” của một số quy định pháp luật làm tăng nguồn cung dự án để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất đa dạng từ bình dân đến cao cấp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

Đồng thời, muốn đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở thì phải xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội và loại “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của đa số người dân trong xã hội là những người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người mới lập nghiệp, mới lập gia đình, công nhân lao động và người nhập cư, mà muốn có nhiều nhà ở xã hội và “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” thì phải tháo gỡ các “vướng mắc, bất cập” của một số quy định pháp luật hiện hành và bổ sung các cơ chế chính sách mới (hiện nay chưa có) để đẩy mạnh hoạt động phát triển nhà ở xã hội và “nhà ở giá phù hợp với thu nhập”.

Bên cạnh đó, để cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững thì còn phải rà soát để hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển thị trường vốn, bao gồm thị trường tiền tệ - tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đi đôi với xây dựng chính sách thuế tài sản (thuế nhà đất, bởi lẽ hiện nay mới chỉ có thuế sử dụng đất phi nông nghiệp-đất ở với thuế suất rất thấp 0,03%) đi đôi với việc cần thiết phải thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay bằng việc ban hành mới sắc thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở, vừa không để xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế”, vừa góp phần điều tiết thị trường bất động sản, vừa không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tạo được nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước. 

Hiện nay, thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội là 02 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị. Do “thiếu cung” trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung-cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở (so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập). 

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng “cung-cầu” vừa bị mất cân đối “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2021 là 82.932 tỷ đồng chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% thì mới phù hợp. 

Theo HoREA, các “bất cập” trên đây bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân do “vướng mắc, bất cập” từ một số quy định của văn bản Luật hoặc văn bản dưới Luật, hoặc do còn thiếu quy định pháp luật phù hợp (do chưa được ban hành); Nguyên nhân do hạn chế, “vướng mắc” trong “khâu” thực thi pháp luật của một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một số cán bộ công chức; Nguyên nhân do việc chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng “phi chính thức” (đầu nậu, cò đất cò nhà…) trên thị trường.

"Trong thời gian qua, đã có một số dấu hiệu biến động của thị trường bất động sản như tình trạng “mất cân bằng cung-cầu” (do nguồn cung quá ít), “lệch pha phân khúc thị trường” (lệch về phân khúc nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch), “phân lô bán nền tràn lan”, “sốt ảo giá đất, giá nhà” (giá nhà đất tăng liên tục), “lợi dụng đấu giá đất để trục lợi”, “lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo”, “có hành vi thao túng thị trường chứng khoán”… Tất cả các dấu hiệu biến động trên đây tiềm ẩn bất ổn trên thị trường bất động sản và bất ổn về an sinh xã hội về nhà ở đặt ra yêu cầu “Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” đã được quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.

Trên cơ sở đó, HoREA đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm làm tăng nguồn cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để kéo giảm giá nhà và bình ổn thị trường bất động sản theo hướng phát triển ngày càng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.

Theo đó, HoREA đề xuất giải pháp tháo gỡ “ách tắc, vướng mắc” về đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại để tăng nguồn cung nhà ở thương mại. Cụ thể, HoREA đề nghị tháo gỡ “ách tắc” cho các dự án nhà ở thương mại “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở”.

Hiệp hội này cũng đề xuất giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhằm thu đúng, thu đủ, hoặc thu hồi triệt để giá trị tài sản nhà nước, nguồn thu ngân sách nhà nước bị thất thoát, sau đó cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án, hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng;

Đề xuất giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” về thực hiện quy định tiêu chí tách thành dự án độc lập đối với phần diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất giúp tăng cung dự án nhà ở:

Giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất giúp làm tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản...

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Sumitomo - địa chỉ cho thuê căn hộ dịch vụ uy tín tại Hà Nội

Sumitomo - địa chỉ cho thuê căn hộ dịch vụ uy tín tại Hà Nội

Với bề dày kinh nghiệm trong dịch vụ cho thuê căn hộ, Sumitomo thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để từ đó cung cấp những nơi “an cư” tiện ích, đầy đủ nhất.
Thủ tướng: Xử nghiêm sai phạm, không để trục lợi trong lập quy hoạch

Thủ tướng: Xử nghiêm sai phạm, không để trục lợi trong lập quy hoạch

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường thanh tra, giám sát việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; xử lý nghiêm các sai phạm, không để xảy ra việc lợi dụng trục lợi, tham nhũng, tiêu cực…
Hà Nội được lấy gần 40ha đất lúa làm dự án cụm công nghiệp

Hà Nội được lấy gần 40ha đất lúa làm dự án cụm công nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chấp thuận UBND thành phố Hà Nội quyết định chuyển mục đích sử dụng 39,51 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1.
Ngăn chặn việc trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội

Ngăn chặn việc trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của UBTVQH về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 – 2024, trong đó nhấn mạnh việc kịp thời ngăn chặn việc trốn đóng, gian lận, trục lợi chính sách BHXH…
Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nêu rõ: Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…
Netflix dần mất phong độ do lượng người đăng ký giảm sút

Netflix dần mất phong độ do lượng người đăng ký giảm sút

Netflix Inc cho biết lạm phát, xung đột ở Ukraine và sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến số lượng thuê bao đăng ký giảm sút kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp