EU tham vọng trở thành cường quốc sản xuất chất bán dẫn, liệu có khả thi?

Thứ sáu, 11/02/2022 | 11:25 Theo dõi CFĐT trên
Một kỹ thuật viên kiểm tra một con chip máy tính (Ảnh: CNBC)
Một kỹ thuật viên kiểm tra một con chip máy tính (Ảnh: CNBC)

Các nhà phân tích cho biết, để làm được điều đó, EU sẽ cần một số công ty chủ chốt từ châu Á và Mỹ đầu tư mạnh vào châu lục này, do EU thiếu công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất.

Hôm 8/2, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU đã đưa ra Đạo luật chíp châu Âu - một nỗ lực trị giá hàng tỷ euro nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng của mình, ngăn chặn tình trạng thiếu chất bán dẫn trong tương lai và thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp này. Đạo luật này vẫn yêu cầu sự chấp thuận của các nhà lập pháp EU để thông qua.

Xem thêm: Đức ‘chặn đứng’ thương vụ 4,9 tỷ USD của công ty chip Đài Loan trong bối cảnh lo ngại về chủ quyền công nghệ

Chip rất quan trọng đối với các sản phẩm từ tủ lạnh đến ô tô và điện thoại thông minh, nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp trên diện rộng, gây ra tình trạng đình trệ sản xuất và thiếu sản phẩm.

Chất bán dẫn đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ, và thậm chí còn trở thành một điểm gây căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc xung đột về chất bán dẫn đó đã dẫn đến các lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng gấp đôi do nỗ lực thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp.

EU hiện đang cố gắng giảm thiểu một số rủi ro đó với đề xuất mới nhất của mình.

Thách thức sản xuất

Ảnh: Mytyreshop
Ảnh: Mytyreshop

Đạo luật Chip của EU dự kiến ​​sẽ thu hút 43 tỷ euro (49 tỷ USD) đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn và giúp khối trở thành “nhà lãnh đạo công nghiệp” trong tương lai.

Cụ thể, EU muốn tăng thị phần sản xuất chip lên 20% vào năm 2030, từ mức 9% hiện tại. Đồng thời, có khả năng sản xuất “chất bán dẫn tinh vi và tiết kiệm năng lượng nhất châu Âu”.

Trong khoảng hơn 15 năm qua, các công ty đã bắt đầu chuyển sang một mô hình hoàn hảo - nơi họ thiết kế chip nhưng thuê đơn vị ngoài gia công.

Xem thêm: Liệu khủng hoảng thiếu hụt chip có nhường chỗ cho tình trạng dư thừa nguồn cung?

Thực tế, các công ty châu Á hiện đang chiếm ưu thế về sản xuất chip và dẫn đầu là TSMC của Đài Loan, công ty chiếm khoảng 50% thị phần về doanh thu từ xưởng đúc. Samsung của Hàn Quốc xếp thứ 2, theo sau là UMC của Đài Loan.

Intel của Mỹ, từng là công ty sản xuất chip chủ chốt, đã tụt lại phía sau trong những năm gần đây. Công nghệ của Intel đi sau những tập đoàn như TSMC và Samsung, với khả năng tạo ra những con chip tiên tiến cho điện thoại thông minh mới nhất. Năm ngoái, Intel cho biết họ có kế hoạch chi 20 tỷ USD cho hai nhà máy chip mới ở Arizona, trong một nỗ lực nhằm bắt kịp thị trường.

“Lĩnh vực chính mà EU sẽ cần hợp tác là sản xuất tấm wafer. Các công ty EU ngày nay đang bị mắc kẹt ở bước sóng 22nm và thật không thực tế khi nghĩ rằng các công ty của EU có thể bắt kịp từ 22nm (nanomet) đến 2nm”, Peter Hanbury, một nhà phân tích bán dẫn tại công ty nghiên cứu Bain nói.

Số nanomet cho biết kích thước của các bóng bán dẫn trên chip. Kích thước càng nhỏ giúp làm tăng số lượng bóng bán dẫn, khiến chip có hiệu năng năng mạnh hơn. 

Theo Geoff Blaber, CEO của CCS Insights, đẩy mạnh sản xuất chip lên 20% thị phần là một “thách thức lớn” đối với EU. 

EU có đủ hấp dẫn?

EU có đủ hấp dẫn? (Ảnh: kullabs.com)
EU có đủ hấp dẫn? (Ảnh: kullabs.com)

Khi các quốc gia và khu vực trên thế giới tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp chất bán dẫn của họ, ngày càng có nhiều sự cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài và thuyết phục các công ty đầu tư.

Là một phần của gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành 50 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn.

Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào chất bán dẫn.

“Thách thức hàng đầu sẽ là thu hút những công ty mới đến với EU. Cụ thể, EU phải trở thành một địa điểm hấp dẫn hơn so với các khu vực địa lý khác”, Hanbury nói.

Xem thêm: Khủng hoảng thiếu chip ô tô có dấu hiệu cải thiện sau nhiều tháng thiếu hụt

EU đã cố gắng thu hút các nhà sản xuất chip hàng đầu. Intel đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip mới ở châu Âu. TSMC đang trong giai đoạn đầu đánh giá cơ sở sản xuất của riêng mình ở châu lục này.

T.T (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh nhất trong 27 năm

Giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh nhất trong 27 năm

Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB cho thấy, giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc và các hàng hóa được giao dịch quốc tế khác đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1995. Điều này làm dấy lên lo ngại về bất ổn tại các quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu.
Bộ Công Thương bất ngờ kiểm tra và phát hiện cây xăng “có hàng nhưng không bán”

Bộ Công Thương bất ngờ kiểm tra và phát hiện cây xăng “có hàng nhưng không bán”

Với yêu cầu bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu trong mọi tình huống, ngay sau khi cuộc họp khẩn với đại diện các bộ, ngành địa phương chiều 09/2/2022 kết thúc, tối cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký quyết định số 150/QĐ-BCT thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành của định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp.
Giá xăng dầu có thể tăng mạnh vào ngày mai (11/2)

Giá xăng dầu có thể tăng mạnh vào ngày mai (11/2)

Trong lần điều chỉnh xăng dầu vào ngày mai (11/2), giá mặt hàng này có thể tăng mạnh do chịu ảnh hưởng từ đà đi lên của thế giới. Nếu đúng như các dự báo, giá xăng sẽ có lần tăng thứ 4 liên tiếp, và là lần tăng thứ 3 liên tiếp trong năm 2022.
Sau giãn cách, chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam tăng cao

Sau giãn cách, chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam tăng cao

Sau giãn cách, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến sức khỏe người lao động và sẵn sàng chi nhiều hơn cho môi trường làm việc và thiết kế văn phòng. Chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam khoảng 15 triệu VND/m2, theo Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam.
Ngày lễ Tình nhân (Valentine’s Day) là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ 

Ngày lễ Tình nhân (Valentine’s Day) là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ 

Ngày lễ Tình nhân - ngày thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, socola và một số quà tặng đặc biệt khác.
Khẩn trương thanh tra chuyên đề việc mua sắm vật tư y tế phòng dịch COVID-19

Khẩn trương thanh tra chuyên đề việc mua sắm vật tư y tế phòng dịch COVID-19

Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Hà Nội, TP.HCM và Bộ Y tế theo đúng kế hoạch…
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp