Đức có nguy cơ lãng phí hàng tỷ đô la vào việc tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng thay vì hướng tới các giải pháp thay thế bền vững như tiết kiệm năng lượng...
Đức có nguy cơ lãng phí hàng tỷ đô la vào việc tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng thay vì hướng tới các giải pháp thay thế bền vững như tiết kiệm năng lượng...
Theo E3G, Đức phải đối mặt với khoảng 200 tỷ euro (196 tỷ USD) chi phí bổ sung cho việc nhập khẩu khí đốt vào cuối thập kỷ, khiến hóa đơn cho người tiêu dùng tăng gấp đôi. Trong khi đó, việc cải thiện cách sử dụng năng lượng trong các tòa nhà có thể tiết kiệm nhiều khí đốt hơn so với lượng khí được cung cấp bởi các trạm cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới.
Ông Mathias Koch - một cố vấn chính sách cho các hệ thống năng lượng của Đức tại E3G, cho biết: “Đức có nguy cơ tự giam mình vào các giao dịch khí đốt cực kỳ đắt đỏ và điều này sẽ gây cản trở cho quá trình chuyển đổi năng lượng đồng thời tạo gánh nặng cho các gia đình, doanh nghiệp và chính phủ".
Báo cáo của E3G làm tăng thêm lo ngại trước viễn cảnh việc châu Âu vội vàng chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga có thể đẩy khu vực này vào tình trạng phải gắn bó với nhiên liệu hóa thạch lâu hơn mức cần thiết. Đức - nước phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu hơn một nửa nhu cầu khí đốt trước khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, đang lắp đặt các trạm cung cấp LNG để bù đắp cho sự thiếu hụt gây ra từ các đòn trừng phạt nhằm vào Nga.
Báo cáo cho biết thêm, các kế hoạch cải tạo các tòa nhà của Đức cho đến nay vẫn chưa đạt được tốc độ cần thiết để sử dụng ít khí đốt hơn.