Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau vào ngày hôm qua (201/10) nhằm nỗ lực hạ giá năng lượng mặc dù khối này chưa đưa ra được mức giá trần đối với mặt hàng khí đốt.
Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau vào ngày hôm qua (201/10) nhằm nỗ lực hạ giá năng lượng mặc dù khối này chưa đưa ra được mức giá trần đối với mặt hàng khí đốt.
Theo đó, 27 nước thành viên EU trong nhiều tháng qua đã tranh luận về các biện pháp nhằm giảm thiểu hóa đơn năng lượng cho người dân. Trong đó, 15 quốc gia bao gồm Pháp, Ý và Ba Lan đang cố gắng thúc đẩy một mức trần giá năng lượng đầy tham vọng.
Thế nhưng, các quốc gia trên đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đức và Hà Lan - lần lượt là nền kinh tế và khách hàng khí đốt lớn nhất châu Âu, đồng thời cũng là hai trung tâm buôn bán khí đốt hàng đầu châu Âu.
Xem thêm: Ngành công nghiệp thời trang châu Âu có thể đi vào ngõ cụt khi hóa đơn năng lượng tăng vọt
Bên cạnh đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã cố gắng thỏa mãn các quan điểm khác nhau bằng một loạt đề xuất mà họ hy vọng sẽ giúp người dân châu Âu giảm chi tiêu cho việc sưởi ấm khi mùa đông đang đến gần.
Các đề xuất của EC bao gồm ý tưởng cho phép các công ty năng lượng khổng lồ của EU mua chung nhằm điều chỉnh mức giá rẻ hơn để bổ sung nguồn khí đốt dự trữ.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của EU tham gia đàm phán cho biết: “Đã có rất nhiều tiến bộ, nhưng không có đột phá cơ bản. Các ưu tiên của mỗi nước vẫn khác nhau: Đức đã lựa chọn an ninh nguồn cung vì nước này có thể mua được khí đốt với giá cao, nhưng nhiều nước không thể theo kịp chi phí này”.
Trong khi một số quốc gia kêu gọi khối phát hành trái phiếu chung để tài trợ cho các khoản nợ, thì các thành viên “chặt chẽ” hơn cho rằng hàng trăm tỷ Euro chưa được sử dụng từ các chương trình hỗ trợ trước đó nên được chi tiêu trước.
Một bất đồng khác trong EU là liệu có nên cung cấp chương trình cứu trợ ngay lập tức thông qua trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp hay sẽ rót tiền đầu tư vào năng lượng xanh, làm cho khối phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh triển vọng kinh tế của châu Âu sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách mà châu lục này quản lý cuộc khủng hoảng năng lượng của mình.
Theo ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết các nhà lãnh đạo 27 quốc gia EU nên tập trung vào việc điều phối các phản ứng chính sách kinh tế một cách hiệu quả, bao gồm cả sự hỗ trợ của các giải pháp chung của châu Âu.
Xem thêm: Nhà Trắng tìm cách ngăn OPEC cắt giảm sản lượng dầu để tránh 'thảm họa toàn diện'