Đồng yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuyên bố sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.
Đồng yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuyên bố sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.
Đồng yên nhanh chóng giảm xuống còn 146,86 đô la (USD) sau tuyên bố ngày hôm qua (12/10) của ông Kuroda, vượt qua mức 145,90 USD trước đó – một mức giảm đã khiến Nhật Bản phải dùng gần 20 tỷ đô la can thiệp để mua đồng yên vào tháng 9. Đây là lần đầu tiên Nhật phải can thiệp để hỗ trợ đồng tiền của mình kể từ năm 1998.
"Chúng ta phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ cho đến khi đạt được mục tiêu 2% một cách bền vững và ổn định", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Kuroda cho biết tại một sự kiện diễn ra ở Viện Tài chính Quốc tế tại Washington. “Nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch nên chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi”.
Đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã phát đi tín hiệu ủng hộ của ông đối với chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bất chấp sự lao dốc của đồng yên trong năm nay, Financial Times đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một trong số ít ngân hàng trung ương còn lại trên thế giới duy trì lãi suất ở mức thấp nhất trong khi phần lớn các ngân hàng đồng cấp của nó đang tích cực nâng lãi suất để chống lạm phát và bắt kịp với chế độ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tuyên bố của ông Kuroda là sự tái khẳng định rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ không sớm rời bỏ chính sách lỏng lẻo của mình. Điều đó làm gia tăng sự khác biệt về chính sách giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các thị trường lãi suất đang đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 150 điểm cơ bản vào quý đầu tiên.