Nền kinh tế lớn số ba thế giới, Nhật Bản, tiếp tục đứng ngoài cuộc đua siết chặt chính sách tiền tệ khi Ngân hàng Trung ương nước này kiên quyết duy trì lãi suất siêu thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Nền kinh tế lớn số ba thế giới, Nhật Bản, tiếp tục đứng ngoài cuộc đua siết chặt chính sách tiền tệ khi Ngân hàng Trung ương nước này kiên quyết duy trì lãi suất siêu thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở ngưỡng -0,1% và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở ngưỡng 0%.
Động thái này diễn ra ngay sau khi Fed tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ ba liên tiếp, đồng thời phát đi tín hiệu về các đợt tăng lãi suất tiếp theo trong thời gian tới nhằm giải quyết gốc rễ tình trạng lạm phát leo thang.
BoJ là một trong số ít các ngân hàng trung ương trên toàn cầu không tiến hành tăng lãi suất nhằm kéo giảm lạm phát đồng thời là một trong những cơ quan quản lý chính sách tiền tệ cuối cùng giữ lãi suất thấp hơn 0%.
Xem thêm: Đồng yên Nhật lần đầu tiên sụt giảm mạnh so với đồng USD kể từ 2002
BoJ tiếp tục duy trì quan điểm nới lỏng chính sách bất chấp đồng Yên liên tục trượt giá thời gian gần đây.
Từng được coi là động lực thúc đẩy xuất khẩu, đồng Yên suy yếu gần đây trở thành mối lo ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản vì điều này khiến chi phí hàng hóa nhập khẩu bị đẩy lên cao, trong đó có nhiên liệu và nguyên liệu thô.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên đã ngay lập tức lập đáy sau 24 năm khi giảm xuống mức 145,405/USD sau tuyên bố của BoJ.
Trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản tại Nhật Bản tăng 2,8%, cao hơn mức mục tiêu 2% của BoJ tháng thứ 5 liên tiếp.
Xem thêm: Fed sẽ giữ lãi suất trên 4% sau năm 2023