Các nhà nhập khẩu thực phẩm từ châu Phi đến châu Á đang vật lộn “tranh giành” USD để thanh toán hợp đồng trong bối cảnh giá đồng tiền này tăng vọt.
Các nhà nhập khẩu thực phẩm từ châu Phi đến châu Á đang vật lộn “tranh giành” USD để thanh toán hợp đồng trong bối cảnh giá đồng tiền này tăng vọt.
Cụ thể tại Ghana, các nhà nhập khẩu đang cảnh báo về tình trạng khan hiếm hàng trước lễ Giáng sinh. Hàng nghìn container chất đầy thực phẩm gần đây đã phải xếp hàng dài ở các tại Pakistan. Trong khi đó, một số hãng bánh ở Ai Cập cũng buộc phải đẩy giá bán bánh mì khi bột mì cũng như lúa mì đều bị mắc kẹt tại hải quan.
Trên khắp thế giới, các nước phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu hiện đang phải đương đầu với một loạt khó khăn từ việc lãi suất tăng cao, đồng USD ngày càng tăng cao đến việc giá hàng hoá liên tục leo thang. Điều này đã khiến khả năng thanh toán hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên khó khăn hơn. Trong một số trường hợp, dự trữ ngoại hối sụt giảm càng khiến họ khó tiếp cận đồng bạc xanh.
Ông Alex Sanfeliu - Giám đốc thương mại toàn cầu của tập đoàn nông nghiệp Cargill, cho hay: “Nhiều nước không thể mua lương thực vì không có khả năng chi trả. Xu hướng này đang diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới”.
Mặc dù vấn đề trên không phải mới đối với một vài quốc gia và cũng không giới hạn ở các mặt hàng nông nghiệp nhưng sức mua yếu đi cùng tình trạng thiếu hụt đồng USD sẽ kéo hệ thống lương thực toàn cầu vào khủng hoảng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, thế giới có nguy cơ sẽ gánh chịu một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng ngang ngửa sự việc vào năm 2007 - 2008. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi các nước tăng cường viện trợ lương thực cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Ngoài ra, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Xem thêm: "Cuộc chiến ở Ukraine dẫn tới khủng hoảng lương thực toàn cầu tồi tệ nhất"
Về cơ bản, nhiều nhà nhập khẩu đang phải vật lộn với chi phí gia tăng, nguồn vốn thu hẹp và khó có được đồng USD để đảm bảo lô hàng của họ được thông quan đúng hạn, đồng nghĩa hàng hóa bị kẹt tại các cảng hoặc thậm chí vị chuyển hướng đến các điểm đến khác.
Ông Tedd George, Chuyên gia tư vấn hàng hoá, nhận định: “Doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn khi thực hiện thanh toán các hợp đồng nhập khẩu lương thực, nhưng hiện tại áp lực là vô cùng lớn”.
Ví dụ như ở Ghana, đồng Cedi đã mất khoảng 44%giá trị trong năm nay so với đồng USD, khiến nội tệ của Ghana trở thành đồng tiền có hoạt động kém thứ hai trên thế giới.
Không những thế, giới chuyên gia cũng đang lo ngại về nguồn cung lương thực từ khu vực Biển Đen trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đang leo thang và kéo theo đó là triển vọng của thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc khỏi các cảng của quốc gia Đông Âu này.
Hơn nữa, thời tiết cực đoan cũng khiến thị trường lương thực toàn cầu trở nên biến động trong những tháng gần đây. Dự trữ đang ở mức thấp, trong khi giá phân bón và năng lượng tăng cao đang kéo chi phí sản xuất nông nghiệp đi lên.
Xem thêm: Trước “vị thế” ngày một tăng của đồng USD, các quốc gia hành động như nào?