Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh

Thứ bảy, 20/11/2021 | 11:33 Theo dõi CFĐT trên

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Nghị định này đã điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng. Việc điều chỉnh thuế suất nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, bảo vệ và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; và đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Theo đó, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 nhóm.

Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số nhóm mặt hàng để góp phần phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP. 

Cụ thể, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng như: thép, lúa mỳ, ngô,... Đây là những nhóm mặt hàng có giá cả tăng cao trong giai đoạn vừa qua, tác động đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất trong nước. 

Để góp phần hạ giá thép trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, qua rà soát các Biểu thuế nhập khẩu MFN và hiện trạng phát triển của ngành thép hiện nay, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%; giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của việc tăng giá nguyên liệu...

Thứ 2, sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng để bảo vệ, thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế, hạn chế gian lận thương mại. 

Theo đó, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý, khai thác tài nguyên quốc gia, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước trước việc khai thác xuất khẩu tài nguyên thô đang có xu hướng tăng mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, nhất là các loại khoáng sản không tái tạo, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, căn cứ khung thuế suất được Quốc hội quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ đã điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tài nguyên khoáng sản như đá, clanhke. 

Tuy nhiên, để hạn chế các tác động đối các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cho doanh nghiệp thời gian hợp lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh và xử lý hàng tồn kho, việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình, trong đó đối với các mặt hàng đá và sản phẩm làm từ đá được thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn theo 3 năm (2022-2024) và mức tăng thuế suất của mỗi lần điều chỉnh không quá 5%.

Thứ 3, sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Theo quy định hiện hành, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô được áp dụng kể từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022.

Đây là Chương trình lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế. Sau khi Chương trình được ban hành, một số doanh nghiệp đã tiếp tục đầu tư trở lại để sản xuất, lắp ráp một số dòng xe mà trước đó đã dừng sản xuất tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã đầu tư thêm trang thiết bị để tăng công suất và năng lực sản xuất để cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước.

Để tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô trong nước, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó đã sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế (Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng); điều chỉnh điều kiện về sản lượng để tham gia Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với bối cảnh mới.

Đặc biệt, trên cơ sở các kết quả đạt được từ việc thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Chương trình này đến 31/12/2027 để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thứ 4, điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn. Cụ thể, để khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu phát triển, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; đồng thời để đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh sửa đổi, một số nội dung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP như: điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng hạt giống dùng để gieo trồng trồng, lốp chuyên dùng cho khai thác than hầm lò, điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10% đối với mặt hàng gel làm giảm sẹo .... 

Cùng với đó, đã thực hiện rà soát để quy định mức thuế suất như nhau đối với những mặt hàng đang có mức thuế suất chênh lệch nhưng thiếu các tiêu chí cụ thể để phân loại, áp mã, qua đó góp phần đơn giản hóa biểu thuế, giảm chi phí giám định cho các doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu hạn chế gian lận thương mại.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày đầu mở bán vé Tàu Tết: Doanh thu gần 3 tỷ đồng

Ngày đầu mở bán vé Tàu Tết: Doanh thu gần 3 tỷ đồng

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin, sau 24h mở bán vé tàu Tết Nhâm Dần (từ 8h sáng ngày 15/11/2021), tổng số vé bán ra 2.243 vé, tương đương doanh thu gần 3 tỷ đồng. Trong đó, 21% khách hàng mua vé trực tiếp tại nhà ga, còn lại 79% mua online.
Năm 2022, giá nhiên liệu sẽ tăng hay giảm?

Năm 2022, giá nhiên liệu sẽ tăng hay giảm?

Giá nhiên liệu có sụt giảm vào năm 2022 hay không phụ thuộc vào hai nhóm nhà sản xuất dầu, vốn đang "vật lộn" để tăng sản lượng dầu sau đại dịch Covid-19 là OPEC, OPEC+ và các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Tạm giữ lô hàng trên 2.000 sản phẩm có nhiều dấu hiệu vi phạm

Tạm giữ lô hàng trên 2.000 sản phẩm có nhiều dấu hiệu vi phạm

Thực hiện Kế hoạch 139/KH-CQLTT ngày 13/4/2021 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc về đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025. Ngày 18/11/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh do bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh năm 1989 làm chủ hộ kinh doanh
Đêm tưởng niệm đầy nước mắt

Đêm tưởng niệm đầy nước mắt

Đúng 20 giờ tối 19-11, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy TP.HCM phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 tại Hội trường Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM) và Công viên Thống Nhất (TP Hà Nội).
Cổ phiếu Apple tăng vọt sau thông tin ra mắt xe điện ‘tự hành' vào đầu năm 2025

Cổ phiếu Apple tăng vọt sau thông tin ra mắt xe điện ‘tự hành' vào đầu năm 2025

Cổ phiếu Apple đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên cuối tuần sau báo cáo công ty đang nỗ lực tung ra thị trường dòng xe điện không vô lăng, không bàn đạp, nội thất như phòng chờ giải trí. Mã này tăng 1,7%, hiện giao dịch ở mức 160,55 USD/cổ phiếu.
Ford, GM lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip

Ford, GM lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip

Bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn, hai công ty ô tô lớn nhất của Detroit đang tìm cách liên kết với các nhà sản xuất chip máy tính.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp