Đề xuất gói phục hồi kinh tế quy mô 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2023

Thứ tư, 03/11/2021 | 08:35 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây vừa trình Chính phủ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng (gần 35 tỷ USD), gấp 3,5 lần gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2021. Đây được xem là chương trình phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Đề xuất gói phục hồi kinh tế quy mô 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2023
Đề xuất gói phục hồi kinh tế quy mô 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2023

Gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng huy động từ nhiều nguồn

Chương trình này được thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2023, bao gồm 4 chương trình thành phần: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Chương trình an sinh xã hội và việc làm; Chương trình phục hồi doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Việc huy động vốn được thực hiện theo tiến độ thực hiện, giải ngân của từng chương trình thành phần, nhiệm vụ chi cụ thể. Các nguồn huy động ngân sách nhà nước chủ yếu bao gồm nguồn tiết kiệm chi thường xuyên; nguồn phát hành trái phiếu chính phủ; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp cần thiết; nguồn vay các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)…

Đánh giá về tác động của chương trình nêu trên, Bộ KH-ĐT cho rằng khi thực hiện thì tăng trưởng kinh tế 5 năm 2021 - 2025 dự báo đạt khoảng 6,4 - 6,8%/năm, cao hơn khoảng 1 điểm % so với kịch bản không thực hiện, cơ bản đạt mục tiêu đề ra (6,5 - 7%/năm). 

Việc huy động các nguồn lực thực hiện làm nợ công tăng lên nhưng vẫn trong phạm vi kiểm soát. Quy mô nợ công theo các kịch bản khoảng 47% năm 2022 và 49% năm 2023.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19 là cấp thiết

Theo Bộ KH-ĐT, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tác động nặng nề, toàn diện đến hầu hết các quốc gia trên thế giớ. Các nước đã triển khai nhiều gói hỗ trợ quy mô lớn như Mỹ là 27,9% GDP, Nhật Bản 44,8% GDP, Thái Lan 15,6% GDP, Malaysia 8,8% GDP, Trung Quốc 6,1% GDP. Những gói hỗ trợ đó chưa từng có tiền lệ, chấp nhận tăng trần nợ công, nợ Chính phủ… để có nguồn lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, chống suy thoái, phục hồi kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để giải quyết những hạn chế, thách thức, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển các động lực tăng trưởng mới.

Mặc dù Chính phủ đã rất cố gắng huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp.

Năm 2021 ước khoảng 10,5 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP, chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, DN; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và cầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng, sẽ tác động đến ngân sách nhà nước, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, việc làm, xã hội...; bỏ lỡ các cơ hội mới, thời cơ mới trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thương mại toàn cầu và thích ứng, phát triển với tương lai sau dịch bệnh. 

Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới… 

Do vậy, việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 (gọi tắt Chương trình) hiện nay hết sức phù hợp và cấp thiết nhằm tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không lỡ nhịp xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.

Bộ KH-ĐT cho rằng, dịch bệnh có tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, cần lấy khó khăn, thử thách làm động lực phấn đấu, vươn lên, tranh thủ cơ hội để đưa đất nước sớm phục hồi và phát triển nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2025 đã đề ra.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Làn sóng biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế châu Á

Làn sóng biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế châu Á

Tốc độ lây lan chóng mặt của biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp đã khiến châu Á lúng túng khi ứng phó với đợt dịch mới nhất.
Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định CPTPP đã và đang tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế và thương mại, giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
Làn sóng Covid-19 mới liệu có trì hoãn sự phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á?

Làn sóng Covid-19 mới liệu có trì hoãn sự phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á?

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm trì hoãn sự phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á. Thái Lan trở thành nước thứ tư trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực phải chịu sự suy giảm kinh tế trong quý 1/2021.
Phân khúc nào trên thị trường bất động sản sẽ trỗi dậy?

Phân khúc nào trên thị trường bất động sản sẽ trỗi dậy?

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn trước làn sóng dịch COVID-19 bùng phát kéo dài. Hiện thị trường BĐS đang rục rịch khởi động trở lại sau khi nhiều địa phương đã nới lỏng việc giãn cách. Vậy trong thời gian tới, những phân khúc nào sẽ trỗi dậy và là điểm sáng cho thị trường BĐS?
Vụ học sinh lớp 3 ở Hà Tĩnh tử vong với nhiều vết chém: Đã bắt được hung thủ gây án

Vụ học sinh lớp 3 ở Hà Tĩnh tử vong với nhiều vết chém: Đã bắt được hung thủ gây án

Sau nhiều ngày điều tra, lực lượng chức năng đã xác định được hung thủ ra tay sát hại cháu bé 8 tuổi ở Hà Tĩnh.
Các ông lớn dầu mỏ đang ‘hốt bạc’ từ cơn sốt giá dầu

Các ông lớn dầu mỏ đang ‘hốt bạc’ từ cơn sốt giá dầu

Các ông lớn dầu mỏ đang hưởng dòng tiền mặt lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây nhờ giá dầu leo thang mạnh. Tuy nhiên, các công ty này chủ trương dùng lợi nhuận để hoàn tiền cho cổ đông, thay vì đầu tư khai thác các mỏ dầu mới.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp