Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 26/12: KDH, GMD, MBB

Chủ nhật, 25/12/2022 | 19:49 Theo dõi CFĐT trên

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 26/12, bao gồm:  KDH, GMD, MBB.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 26/12: KDH, GMD, MBB
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 26/12: KDH, GMD, MBB

Khuyến nghị mua cổ phiếu KDH với giá mục tiêu là 35.000 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam - KBSV

Khang Điền là một trong những chủ đầu tư có uy tín và kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản trung và cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Khang Điền sở hữu quỹ đất lớn lên tới hơn 600ha, đều nằm tại Tp. HCM, tập trung tại khu vực Tp. Thủ Đức và khu vực phía Tây Tp. HCM với vị trí thuận lợi

Trong năm 2023-2024, Khang Điền có kế hoạch sẽ mở bán gối đầu các dự án có quy mô nhỏ Clarita – The Privia – The Solina. Các dự án này sẽ đảm bảo giá trị bán hàng cũng lợi nhuận của KDH trong trung hạn trong khi chờ đợi mở khóa các quỹ đất có quy mô lớn. KBSV ước tính tổng giá trị bán hàng trong năm 2023 đạt khoảng 4.304 tỷ đồng (tăng 54% so với năm trước) và năm 2024 đạt 7.236 tỷ đồng (tăng trưởng 68%) (Doanh số bán hàng ước tính chưa bao gồm dự án Đoàn Nguyên)

Khang Điền hiện đang đầu tư 3 dự án có quy mô lớn bao gồm KDC Tân Tạo (330ha), KCN Lê Minh Xuân (110ha) và KDC Phong Phú 2 (130ha). Các dự án này được kỳ vọng giúp Khang Điền khẳng định vị thế của doanh nghiệp cũng như đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.

KBSV ước tính lợi nhuận sau thuế của KDH năm 2022 và 2023 đạt lần lượt là 1.254 tỷ đồng (tăng 4% so với năm 2021) và 1.337 tỷ đồng (tăng 7%).

Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KDH với giá mục tiêu là 35.000 đồng/CP, upside 39% so với giá đóng cửa ngày 21/12/2022.

Khuyến nghị khả quan cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 62.300 đồng/CP

CTCK VNDirect - VND

Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của CTCP GEMADEPT (GMD – sàn HOSE) tăng 31,5% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 22,9% svck nhờ tình trạng dư cung tại cụm cảng Hải Phòng giảm dần. Doanh thu logistics tăng 88,0% svck nhờ đóng góp chính của mảng vận tải container hưởng lợi từ giá cước vận tải container tăng vọt.

Sản lượng container của Gemalink đã đạt 900.000 TEU và ghi nhận lợi nhuận ròng khoảng 103,9 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2022, giúp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 109,2%. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 58,3% do lỗ tỷ giá cao (tăng 129,6%) khi đồng USD tăng giá. Do đó, lợi nhuận ròng 9 tháng tăng 94,2% lên 806 tỷ đồng, đạt 80,0% dự báo cả năm của chúng tôi.

Do lượng đơn hàng mới từ các thị trường lớn toàn cầu suy giảm, trong quý III/2022, sản lượng container tại cụm cảng Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm 7% trong khi sản lượng container tại cụm cảng Hải Phòng đi ngang.

Chúng tôi cho rằng những khó khăn này sẽ tiếp diễn trong năm 2023 và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số yếu tố tích cực như cước vận tải biển giảm, tình trạng tắc nghẽn được giải tỏa, chính sách zero-Covid của Trung Quốc được gỡ bỏ sẽ phần nào giảm bớt tác động từ nhu cầu toàn cầu suy giảm trong năm 2023.

Chúng tôi duy trì dự báo EPS 2022 và hạ dự báo EPS 2023 xuống 12,2% do triển vọng mảng logistics của GMD suy yếu. Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng những khó khăn toàn cầu sẽ giảm bớt và sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của GMD, do đó chúng tôi tăng dự báo EPS 2024 thêm 2,2%.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 62.300 đồng/CP (giảm 3,3% so với báo cáo trước) do (1) điều chỉnh EPS 2023-2024 và (2) tăng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%.

Rủi ro tăng giá bao gồm (1) sản lượng container và phí xếp dỡ tại cảng của GMD cao hơn dự kiến và (2) thoái vốn tài sản có mức giá cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá gồm (1) triển vọng toàn cầu suy yếu hơn so với dự kiến, (2) việc xây dựng Gemalink giai đoạn 2 chậm hơn dự kiến và (3) môi trường lãi suất cao hơn dự kiến.

Xem thêm: Giá vàng giảm, mua một lượng lỗ ngay 900 nghìn đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB

CTCK ACB - ACBS

ACBS kỳ vọng chi phí dự phòng của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) sẽ gặp áp lực do nền kinh tế đối mặt với những khó khăn từ vĩ mô quốc tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước đóng băng và việc nhận chuyển giao Oceanbank. Tuy nhiên, giá cổ phiếu MBB đang ở vùng hấp dẫn và có tiềm năng phục hồi khi các chính sách và yếu tố vĩ mô cải thiện. ACBS lặp lại khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 30.200 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá 70,1%.

Mặc dù triển vọng lợi nhuận không lạc quan, tuy nhiên, giá cổ phiếu MBB đang ở vùng hấp dẫn với P/E 4,7 lần và P/B 1,1 lần. ACBS giá mục tiêu cuối năm 2023 đối với cổ phiếu MBB là 30.200 đồng/cp theo phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu của ACBS tương đương với P/E và P/B dự phóng là 8,2 lần và 1,5 lần.

Lợi nhuận trước thuế 9T2022 tăng trưởng 53% so với cùng kỳ: Thanh khoản nền kinh tế gặp khó khăn khiến CASA của MBB chịu tác động theo xu hướng giảm của toàn ngành. Tỷ lệ CASA của MBB giảm từ mức 48,7% vào đầu năm xuống còn 42,4% vào cuối Q3/22.

Khả năng thu hút khách hàng mới của MBB vẫn rất ấn tượng. Số lượng khách hàng của MBB tăng 10,5 triệu trong năm 2021 và tăng 3,5 triệu trong 6T2022, đưa quy mô tập khách hàng của MBB lên 16,5 triệu khách hàng. MBB dự kiến số lượng khách hàng tăng 7-8 triệu trong cả năm 2022. Việc mở rộng tập khách hàng sẽ giúp MBB duy trì vị thế là một trong những ngân hàng có khả năng huy động CASA tốt nhất hệ thống.

Bộ đệm dự phòng được làm dày để đối phó với nợ xấu gia tăng: Tỷ lệ nợ xấu đến cuối Q3/22 ở mức 1,04%, giảm 16 điểm cơ bản so với quý trước do MBB xóa nợ xấu bằng nguồn dự phòng. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tiếp tục xu hướng tăng, tăng 27 điểm cơ bản lên mức 1,63%. Dư nợ tái cơ cấu do COVID-19 giảm so với quý trước và chỉ còn chiếm 0,5% dư nợ.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm quý thứ 3 liên tiếp do nợ xấu tăng, nhưng vẫn ở mức cao là 208% so với mức 100% trong giai đoạn trước Covid-19. Bộ đệm dự phòng chiếm 2,2% dư nợ, đủ để bao phủ toàn bộ nợ xấu, nợ tái cơ cấu Covid-19 và một phần nợ nhóm 2.

Xem thêm: Kiến nghị cho người vay mua nhà dưới 2 tỷ đồng được tiếp cận gói giảm lãi suất 2%/năm

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà đầu tư nổi tiếng: Lãi suất tiếp tục tăng khiến thị trường tài chính hỗn loạn

Nhà đầu tư nổi tiếng: Lãi suất tiếp tục tăng khiến thị trường tài chính hỗn loạn

Nhà đầu tư nổi tiếng Bill Gross cho biết, sẽ có rắc rối lớn phía trước nếu Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất.
Thủ tướng: Không bảo thủ, cát cứ, cục bộ trong chuyển đổi số

Thủ tướng: Không bảo thủ, cát cứ, cục bộ trong chuyển đổi số

“Không bảo thủ, không cát cứ, không cục bộ, đồng thời thiết kế các công cụ bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, quyền công dân theo Hiến pháp và các quy định của pháp luật.” – Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ các nền tảng số…
Goldman Sachs: Đồng USD có khả năng tiếp tục mạnh lên so với đồng Yên

Goldman Sachs: Đồng USD có khả năng tiếp tục mạnh lên so với đồng Yên

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã mở rộng biên độ giao dịch cho trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm vào thứ Ba. Điều này có thể đã gây thiệt hại cho đồng USD so với đồng Yên, nhưng các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết, vẫn còn nhiều dư địa để đồng bạc xanh tăng giá.
Các nút thắt của thị trường chưa được tháo, doanh nghiệp bất động sản 'buộc bụng'

Các nút thắt của thị trường chưa được tháo, doanh nghiệp bất động sản "buộc bụng"

Trong khi các nút thắt của thị trường chưa được tháo gỡ, doanh nghiệp bất động sản phải tiết giảm tối đa chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
5 sự kiện tài chính đáng lưu ý năm 2022 

5 sự kiện tài chính đáng lưu ý năm 2022 

Những trường hợp tồi tệ nhất của thị trường tài chính thường xảy ra khi một điều gì đó được cho là rất khó thay đổi sẽ bất ngờ đảo lộn. Chính vì vậy, giới đầu tư tài chính đã trải qua khoảng thời gian đầy khó khăn trong năm nay.
KDH tiếp tục bảo lãnh cho công ty con 

KDH tiếp tục bảo lãnh cho công ty con 

HĐQT CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã phê duyệt bản cam kết bảo lãnh cho công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc được vay vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp