Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 23/9, bao gồm: GIL, PNJ, KDC.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 23/9, bao gồm: GIL, PNJ, KDC.
GIL - Hưởng lợi kép nếu tỷ giá và lãi suất tăng
CTCK Mirae Asset Việt Nam – MASVN
Công ty CP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE - Mã: GIL) có mối quan hệ lâu năm với các đối tác lớn tại Mỹ và châu Âu. Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho Amazon chiếm khoảng 85% doanh thu, 15% doanh thu còn lại chủ yếu đến từ 2 khách hàng lớn IKEA (Châu Âu) khoảng 12% và Ballard (Mỹ) khoảng 2%.
Lợi nhuận tăng trưởng trong 6T2022, dự trữ tiền mặt lớn. Kết thúc 6 tháng đầu năm, Tính chung 6 tháng đầu năm nay, GIL ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 2.692 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, lần lượt tăng 27% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về cấu trúc tài sản, GIL là doanh nghiệp luôn dự trữ tiền mặt rất cao, cụ thể đến 30/06/2022, công ty có 1.176 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 54% so với đầu năm (svđn) và tiền gửi trên 3 tháng ở mức 1.310 tỷ đồng (+215% svđn).
Đầu tư sang lĩnh vực khu công nghiệp (KCN). Với lượng tiền dự trữ lớn, GIL cũng đang mở rộng đầu tư sang lĩnh vực KCN với các dự án: KCN Phú Bài 4 (460 ha) và KCN Bình Tân – Vĩnh Long (400 ha). Trong đó dự án KCN Phú Bài có quỹ đất sẵn sàng thuê khoảng 200 ha. Dự kiến mảng KCN sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu của GIL giai đoạn từ Q4/2022.
GIL là cổ phiếu được hưởng lợi từ tỷ giá USD tăng. Việc USD tăng giá so với VND ngoài hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu còn giúp cho GIL ghi nhận khoản lợi nhuận từ tỷ giá. Cụ thể trong 6T2022, GIL đã ghi nhận lợi nhuận 17 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá, trong khi đó khoản lãi vay phải trả cho 1,182 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn bằng USD chỉ là 8,3 tỷ đồng, thu nhập từ USD lên giá đã giúp GIL dư trả lãi vay ngắn hạn.
Amazon tiếp tục ký hợp đồng mới vào tháng 7. Thông tin được doanh nghiệp chia sẻ sau khi công bố báo cáo tài chính Quý 2, tuy nhiên trong bối cảnh lo ngại đơn hàng suy giảm, bên phía GIL cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng tại ĐHCĐ 2022 vào tháng 6. Cụ thể doanh thu dự kiến đạt 4.000 tỷ VNĐ (giảm 3,6% CK) và LNST ước đạt 250 tỷ VND (giảm 24,2% CK). Với mục tiêu trên, GIL đã hoàn thành 67,3% kế hoạch doanh thu và và 89% kế hoạch lợi nhuận.
Với kết quả đạt được trong nửa đầu năm, MASVN kỳ vọng GIL sẽ đạt 5.000 tỷ đồng doanh thu và 410 tỷ đồng LNST trong năm 2022. Với mức P/E mục tiêu năm 2022 là 7 lần, MASVN kỳ vọng mức giá GIL là 41.500 đồng/cp.
Khuyến nghị tích cực dành cho PNJ với giá mục tiêu 141.000 đồng/CP
CTCK Bảo Việt - BVSC
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 8/2022 đầy ấn tượng với doanh thu thuần tăng mạnh 14,5x so với cùng kỳ năm ngoái, lên 2.328 tỷ đồng (giảm 7,3% so với tháng trước) từ nền thấp, trong khi lợi nhuận ròng đạt 79 tỷ đồng từ khoản lỗ 78 tỷ đồng hồi tháng 8/2021, dưới tác động của các đợt phong tỏa.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của PNJ mạnh mẽ ở mức 23 nghìn tỷ (tăng 87,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và 1.246 tỷ đồng (tăng 98,7%), lần lượt hoàn thành 65,1%/64,1% dự báo tương ứng cho 2022 của BVSC.
Do kết quả kinh doanh tháng 8/2022 tương đối sát với kỳ vọng của BVSC, chúng tôi duy trì dự báo lợi nhuận ròng cả năm 2022 ở mức 1.945 tỷ đồng (tăng 82%). Ở mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại P/E 2022 là 13,9x so với mức trung bình 5 năm là 17,9x.
Chúng tôi ưa thích PNJ với: (1) giá trị thương hiệu hàng đầu; (2) vị thế dẫn đầu thị trường để hưởng lợi từ: (i) xu hướng hợp nhất đang diễn ra của ngành, và (ii) sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam; và (3) tác động hạn chế từ lạm phát. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM và giá mục tiêu ở mức 141.000 đồng/cổ phiếu (Upside: 23,8%).
Xem thêm: Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong “biển đỏ”
Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu KDC với giá mục tiêu 63.600 đồng/CP
CTCK SSI - SSI
Cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn KIDO đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 22,2 lần và 17,3 lần, quay trở lại mức bình thường so với mức định giá cao trong giai đoạn trước (2018-2020).
Theo quan điểm của chúng tôi, mức định giá hiện này là hợp lý khi lợi nhuận của KDC dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 và 2023. Năm 2023, chúng tôi áp dụng P/E và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 12 lần và 9 lần đối với mảng dầu ăn, 19 lần và 12 lần đối với mảng thực phẩm.
Chúng tôi cũng sử dụng chỉ số P/B để định giá tương đối, với mức trung bình ngành là 1 lần đối với mảng dầu ăn và 6 lần đối mảng thực phẩm.
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu KDC với mức giá mục tiêu là 63.600 đồng/cổ phiếu (thấp hơn 2% so với mức giá hiện tại trên thị trường).
Xem thêm: Lần thứ 3 liên tiếp, Fed tăng lãi suất thêm 0,75%