Cổ phiếu có tính chu kỳ (Cyclical stock) là cổ phiếu mà giá của chúng bị phụ thuộc bởi kinh tế vi mô và những thay đổi có hệ thống của nền kinh tế.
Cổ phiếu có tính chu kỳ (Cyclical stock) là cổ phiếu mà giá của chúng bị phụ thuộc bởi kinh tế vi mô và những thay đổi có hệ thống của nền kinh tế.
Cổ phiếu có tính chu kỳ được biết đến bởi chúng tuân theo vòng lặp các hoạt động của nền kinh tế như mở rộng, đạt đỉnh, suy thoái và phục hồi. Hầu hết cổ phiếu có tính chu kỳ đều liên quan đến những doanh nghiệp bán hàng hóa không thiết yếu mà người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hơn trong giai đoạn kinh tế bùng nổ.
Xem thêm: Cổ phiếu loại A (Class A share) và các đặc điểm, phân loại
Các công ty có cổ phiếu có tính chu kỳ thường là những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng không, sản xuất xe ô tô, nhà bán lẻ nội thất, cửa hàng quần áo và nhà hàng - khách sạn bởi nếu nền kinh tế vận hành tốt, mọi người sẽ có đủ khả năng mua sắm ô tô, nội thất nhà cửa và đi du lịch.
Ngược lại, khi kinh tế nói chung đi xuống, chi phí cho các mặt hàng thiết yếu sẽ là “ưu tiên” cắt giảm đầu tiên. Thậm chí, nếu kinh tế suy thoái một cách trầm trọng, cổ phiếu có tính chu kỳ sẽ hoàn toàn không có giá trị và các doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Loại hình cổ phiếu này tăng giảm theo chu kỳ của nền kinh tế; do đó các nhà đầu tư có thể dự tính được dao động về giá trong những cổ phiếu có tính chu kỳ nhằm xác định đúng thời điểm để gia nhập thị trường: mua ở thời điểm thấp và bán tại thời điểm cao trong chu kỳ kinh doanh.
Tuy vậy, các nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng về trọng số hay tỷ trọng của cổ phiếu có tính chu kỳ trong danh mục đầu tư tại mọi thời điểm.
Cổ phiếu có tính chu kỳ thường được nhìn nhận là một loại cổ phiếu có nhiều biến động hơn cổ phiếu không có tính chu kỳ hoặc là cổ phiếu phòng thủ - bình ổn hơn trong khoảng thời gian kinh tế suy yếu.
Tuy nhiên, cổ phiếu có tính chu kỳ lại đem lại tiềm năng phát triển lớn hơn trong nền kinh tế tăng trưởng bởi chúng có xu hướng vượt trội hơn so với mặt bằng chung của thị trường.Các nhà đầu tư tìm kiếm sự phát triển dài hạn cùng với biến động được kiểm soát sẽ cố gắng cân bằng danh mục đầu tư của họ bằng cách kết hợp cổ phiếu có tính chu kỳ và cổ phiếu phòng thủ.
Xem thêm: Cổ phiếu sinh đôi (Siamese shares) là gì? Cách thức hoạt động cổ phiếu sinh đôi
Đây là loại cổ phiếu hoạt động theo chu kỳ của cả nền kinh tế nên giá trị có nhiều biến động; vì vậy, giá bán của cổ phiếu có tính chu kỳ tỉ lệ thuận với sức tăng trưởng của nền kinh tế.
Cổ phiếu không có tính chu kỳ, hay còn được gọi là cổ phiếu phòng thủ. Đây là nhóm cổ phiếu trái ngược hoàn toàn với cổ phiếu có tính chu kỳ bởi ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng kinh tế. Thậm chí, giá bán của nhóm cổ phiếu này có thể vẫn tăng trong khi nền kinh tế thị trường đi xuống.
Giải thích về tên gọi “Cổ phiếu phòng thủ”, có tên “phòng thủ” là bởi cổ phiếu không có tính chu kỳ có thể “bảo vệ” các nhà đầu tư trước những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế suy thoái. Đơn giản như là các sản phẩm dầu gội, đũa bát, xăng xe... không thể cắt giảm ra khỏi đời sống thường nhật.
Chính vì thế, các công ty thuộc lĩnh vực thực phẩm, xăng dầu và nước là ví dụ về những doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu không có tính chu kỳ.
Có thể thấy, đưa cổ phiếu không có tính chu kỳ vào danh mục đầu tư là một chiến lược phù hợp cho các nhà đầu tư bởi loại cổ phiếu này sẽ giúp họ tránh được những rủi ro khách quan về mặt kinh tế.
Cổ phiếu có tính chu kỳ thường được phân định bởi hàng hóa sử dụng dài hạn, ngắn hạn và các loại hình dịch vụ.
Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền thường tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa có hạn sử dụng nhiều hơn 3 năm. Các doanh nghiệp hoạt động trong phân khúc này bao gồm nhà sản xuất ô tô như Ford, sản xuất linh kiện như Whirlpool và sản xuất nội thất như Ethan Allen.
Số lượng đơn đặt hàng là chỉ số đánh giá tính hiệu quả kinh tế trong tương lai. Ví dụ nếu đơn đặt hàng tăng trong một tháng cụ thể thì đó là dấu hiệu hoạt động kinh tế sẽ tăng mạnh trong các tháng tới.
Còn về hàng tiêu dùng ngắn hạn, những công ty kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ sản xuất hoặc phân phối hàng hóa có hạn sử dụng dưới 3 năm. Ví dụ các tổ chức hoạt động trong phân khúc này bao gồm Nike và các nhà bán lẻ Nordstrom và Target.
Cuối cùng, kinh doanh dịch vụ là một mục tách biệt trong cổ phiếu có tính chu kỳ bởi những công ty thuộc lĩnh vực này không sản xuất hay phân phối bất kỳ một mặt hàng vật lý nào. Thay vào đó, họ cung cấp những mô hình khác như dịch vụ đi lại, giải trí và các hình thức hoạt động vui chơi khác cho khách hàng.
Walt Disney (DIS) là một trong những công ty nổi tiếng nhất hoạt động tại lĩnh vực dịch vụ, song song đó là sự có mặt của Netflix (NFLX), một công ty hoạt động ở lĩnh vực kỹ thuật số mới của phương tiện truyền phát trực tuyến.
Xem thêm: Nhà đầu tư lãi bao nhiêu nếu chi 1.000 USD mua cổ phiếu Netflix từ 10 năm trước?