Cổ phiếu châu Á hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp mặc dù tình hình giao dịch bất ổn do chính sách tiền tệ của Mỹ, những thay đổi trong chính sách kinh tế Trung Quốc và sự hỗn loạn trên thị trường hàng hóa.
Cổ phiếu châu Á hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp mặc dù tình hình giao dịch bất ổn do chính sách tiền tệ của Mỹ, những thay đổi trong chính sách kinh tế Trung Quốc và sự hỗn loạn trên thị trường hàng hóa.
Mặc dù ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của Mỹ, những thay đổi trong chính sách kinh tế Trung Quốc và sự hỗn loạn trên thị trường hàng hóa nhưng cổ phiếu châu Á vẫn hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp vào phiên cuối tuần.
Cụ thể, chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản tăng 1% trong tuần. Nikkei của Nhật Bản cũng ít có sự thay đổi khi đóng cửa phiên hôm trước ở mức cao nhất trong 9 tuần.
Bên cạnh đó, cổ phiếu Hồng Kông là một lực cản đối với điểm chuẩn khu vực khi giảm 0,5% do chỉ số công nghệ Hang Seng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Nguyên nhân khiến giới đầu tư lo lắng là vì các tên tuổi niêm yết kép của Mỹ và Hồng Kông đều chịu ảnh hưởng từ những lo ngại mới xoay quanh việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán sẽ liên tiếp xảy ra, buộc họ phải hủy niêm yết tại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, chứng khoán Úc tăng 0,4% nhờ sự hỗ trợ của các công ty khai thác, trong khi blue-chip của Trung Quốc giảm 0,4%.
Chỉ trong 1 đêm, 3 chỉ số chứng khoán chính trên phố Wall đều tăng hơn 1%, khi các nhà đầu tư săn đón cổ phiếu từ các nhà sản xuất chip và những tên tuổi tăng trưởng lớn trong bối cảnh giá dầu giảm.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á đồng loạt leo dốc mạnh mẽ
Dầu tiếp tục giảm nhẹ khi Mỹ và các đồng minh cân nhắc việc giải phóng thêm dầu từ kho chứa sang các thị trường khác. Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 0,22% xuống 118,77 USD/thùng và dầu thô Mỹ giảm 0,5% xuống 111,74 USD/thùng.
Carlos Casanova, nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á tại ngân hàng Thụy Sĩ UBP cho biết: “Tại khu vực châu Á, chúng tôi nhận thấy giá các loại tài sản đã phần nào ổn định hơn trong tuần này sau tuyên bố của Phó Thủ tướng Trung Quốc. Tuy điều này có thể không kéo dài nhưng sẽ hạn chế được những rủi ro trong ngắn hạn.”
Xem thêm: Nga cân nhắc bán dầu và khí đốt đổi lấy Bitcoin
Tuần trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He cho biết Bắc Kinh sẽ hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc và đưa chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông tăng cao hơn ban đầu.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng theo dõi xem liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có can thiệp mua trái phiếu Chính phủ hay không khi mục tiêu lợi suất đang phải gánh chịu áp lực.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 0,235% vào phiên sáng cuối tuần, cao nhất kể từ năm 2016 và gần với mức giới hạn ngầm 0,25% mà BoJ đã đặt ra xung quanh mục tiêu 0%.
Trên thị trường tiền tệ, sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và Nhật Bản đã đè nặng lên đồng Yên. Đồng USD tăng thêm 0,41% lên 121,84 Yên, mức cao mới trong nhiều năm qua. Hơn nữa, giá hàng hóa tăng cao hơn cũng gây ra tác động không nhỏ tới đồng Yên Nhật.
Tuy nhiên, mức tăng của đồng USD so với các đồng tiền khác ít kịch tính hơn, với chỉ số đo lường chỉ số của đồng tiền Mỹ so với sáu đồng tiền khác giảm nhẹ ở mức 98,536.
Xem thêm: FED tăng lãi suất: Chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam có bị tác động?