Năm 2022, nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. Hoạt động quản lý nhà nước từ phương thức truyền thống sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu.
Theo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 vừa được Văn phòng Chính phủ công bố, năm qua, đã hoàn thành 9/12 chỉ tiêu và 101/107 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; hoàn thành 45/56 nhiệm vụ theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các Phiên họp; hoàn thành 59/225 nhiệm vụ của Đề án 06 và đang tiếp tục triển khai 166 nhiệm vụ.
Nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. Hoạt động quản lý nhà nước từ phương thức truyền thống sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu.
Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Ngoài việc trình Quốc hội các dự án Luật liên quan đến chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 16 văn bản quan trọng trong năm 2022 (gồm 04 Nghị định, 01 Nghị quyết của Chính phủ và 10 Quyết định, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ); nổi bật là Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và chuyển sang môi trường số.
Hạ tầng công nghệ thông tin, nền tảng số tiếp tục được phát triển: (i) Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định và di động tăng so với cùng kỳ, xếp lần lượt thứ 45 và 52, cao hơn mức trung bình của thế giới; (ii) Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối đến các phường, xã, thị trấn; (iii) Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ, tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (quản lý dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử...). Đặc biệt, CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối, liên thông với 47 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cấp trên 76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động...
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả: Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 154 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (gấp 1,7 lần so với năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021); nhiều dịch vụ số phục vụ người dân, doanh nghiệp được cung cấp kịp thời, hiệu quả (đăng ký dự thi, xét tuyển đại học, cao đẳng; cấp hộ chiếu trực tuyến; thí điểm thành công 02 dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí).
Kinh tế số, xã hội số có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Các địa phương phải quyết tâm, quyết liệt triển khai thực hiện thu thuế điện tử từ các cửa hàng ăn uống, không cấp phép hoạt động khi chưa thực hiện nộp thuế điện tử; bảo đảm chống thất thu thuế trong ngành du lịch, ngành ăn uống…
Italy-Libya sẽ đầu tư 8 tỷ USD vào phát triển khí đốt cũng như năng lượng mặt trời và thu hồi carbon, thỏa thuận này là khoản đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực năng lượng của Libya trong hơn hai thập kỷ.
Sau hai năm liên tục sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 của nước ta đã bật tăng trở lại. Đây là tiền đề để các chuyên gia dự báo năm 2023, bán lẻ hàng hóa tiếp tục sôi động, đóng góp quan trọng vào sự phục hồi chung của nền kinh tế.
Trước tình trạng "sốt đất" như hiện tại, để thị trường bất động sản đi đúng hướng rất cần sự mạnh tay bẻ lái kịp thời của nhạc trưởng là các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này.
Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu bây giờ Chính phủ tháo gỡ được những vướng mắc cho thị trường bất động sản thì khả năng phục hồi trong năm 2023 rất nhanh. Chậm nhất là quý IV/2023, thị tường bất động sản sẽ “vực dậy”.
Trong gần 20 năm qua, dòng kiều hối đổ về Việt Nam không ngừng gia tăng, tạo nguồn ngoại tệ rất quan trọng cho các ngân hàng. Đồng thời, lượng kiều hối cũng giúp giảm áp lực, cân đối nguồn vốn cho vay ngoại tệ, nhất là dịp cuối năm, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.